Lịch sử hình thành
Mạng lưới thông tin – thư viện của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) được trải đều đến từng đơn vị trực thuộc. Hoạt động thư viện đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nói chung, các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói riêng và ngày càng đáp ứng nhu cầu của đội ngũ các nhà khoa học, học giả và đọc giả trong toàn xã hội. Hệ thống Thư viện đã trở thành thiết chế văn hoá quan trọng, là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng, trình độ hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm. Trong thời đại công nghệ 4.0, mô hình hoạt động của hệ thống Thư viện Viện Hàn lâm còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được đầu tư xây dựng thích đáng và chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ nhà khoa học, người quan tâm đến lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn quốc tế.
Cải cách, đổi mới mô hình tổ chức để nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ thông tin – thư viện là nhu cầu cần thiết. Đồng thời tiêu chuẩn hoá công sở phục vụ công cuộc cải cách hành chính nhà nước; phù hợp Luật Thư viện và Chiến lược phát triển văn hoá, định hướng phát triển của ngành Thư viện Việt Nam của Chính phủ về củng cố và phát triển văn hoá đọc, xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng văn minh bền vững.
Từ thực tiễn đó, Viện Hàn lâm đã xây dựng “Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác thông tin, thư viện các đơn vị khối quốc tế trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” với hai mục tiêu chính: (1) Sắp xếp lại tổ chức và đầu tư đúng đối tượng, có trọng điểm, tạo ra sự phát triển cân đối, hài hòa trong toàn hệ thống thư viện, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí trong đầu tư; (2) Tạo sự thống nhất về mặt tổ chức bộ máy, phương pháp quản lý để xây dựng, phát triển mối liên kết hoạt động công tác thông tin – thư viện khối quốc tế hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển một cách thống nhất, đồng bộ hệ thống thông tin – thư viện của Viện Hàn lâm tiên tiến, hiện đại và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Trung tâm Thông tin – Thư viện Quốc tế (CIIL) đã ra đời với sự hợp nhất, tổ chức sắp xếp lại 08 phòng thông tin – thư viện của 08 đơn vị thuộc khối nghiên cứu quốc tế của Viện Hàn lâm. Sự ra đời của CIIL trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn cần thiết, thiết thực và phù hợp với việc tinh giản đầu mối tổ chức trung gian cấu thành cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ và đơn vị sự nghiệp công lập của Viện Hàn lâm.
Sau khi sáp nhập, nguồn lực thông tin mà CIIL đang nắm giữ tương đối lớn với hơn: 100.000 đầu sách và tài liệu. Trong đó
Sách tiếng việt:
Sách Latinh
Sách Nga
Sách Tiếng Trung
Sách nước ngoài
Tạp chí nước ngoài với đầu tạp chí
Cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ cách tiếp cận tài liệu, phương pháp đọc, phương pháp tra cứu tư liệu trong kỷ nguyên số… CIIL đang hướng tới xây dựng hệ thống tài nguyên số, hệ thống tra cứu nhanh, thân thiện.
CIIL hiện có 100.000 biểu ghi CSDL thư mục; có 2200 tài liệu toàn văn, tương đương 265.000 trang tài liệu đã được số hoá
Trong thời gian tới, CIIL sẽ đẩy mạnh việc số hoá toàn bộ nguồn lực thông tin và đưa vào phục vụ độc giả.
CIIL sẵn sàng giúp bạn. Bạn cần tư vấn? Liên hệ với chúng tôi ngay!