Agricultural Trade between China and the Greater Mekong Subregion Countries

Agricultural Trade between China and the Greater Mekong Subregion Countries

Tác giả: Jayant Menon, Vathana Roth,

Thông tin NXB: ISEAS

Số trang : 303

Loại sách: Sách

Mô tả

Cuốn sách được chia làm 7 chương với những nội dung chủ yếu sau:

1.   Tổng quan về thương mại nông nghiệp giữa Trung Quốc và các quốc gia tiểu vùng sông Mekong. Sau hai thập kỉ nền kinh tế đổi mới và sự chuyển mình nhanh chóng của các nền kinh tế tiểu vùng song Mekong. Thái Lan đã có tang trưởng 7%, Myanma tăng 8%, Lào và Việt Nam tăng hơn 5% kim ngạch trao đổi thương mại với Trung Quốc.

2.   Thay đổi cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc và tác động đối với thương mại nông nghiệp ở khu vực lancang-mekong. Chương này phân tích về sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, và cán cân thương mại giữa Trung Quốc cùng các quốc gia tiểu vùng Mekong. Các chính sách mới của Trung Quốc sẽ tạo ra các lỗ hổng mới giữa cung và cầu nông sản tuy nhiên bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cùng nhân công phong phú thì cả Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam cũng sẽ tạo ra các thặng dư thương mại.

3.   Xuất khẩu nông sản từ Thái Lan sang Trung Quốc: Phân tích chuỗi giá trị của sắn và sầu riêng. Nhu cầu về sầu riêng và sắn bên Trung Quốc  luôn ở mức cao. Bởi vậy các chuyên gia đề xuất Phương án giải quyết cho Thái Lan:

  • Khuyến khích tập trung các nông dân lại;
  • Khuyến khích sử dụng công nghệ mới trong nông nghiệp;
  • Tìm kiếm thêm thị trường mới bên ngoài Trung Quốc để tránh sự phụ thuộc;
  • Liên kết chặt chẽ với các quốc gia láng giềng để tiết kiệm các chi phí vận chuyển;
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm;
  • Phát triển nhiều giống mới có khả năng kháng bệnh và năng suất cao;
  • Phát triển các ngành công nghiệp sau thu hoạch

4.   Xuất khẩu nông sản từ Campuchia sang Trung Quốc: Phân tích chuỗi giá trị của sắn và mía đường. Nghiên cứu này kết luận rằng để nhận ra tiềm năng tối ưu của các ngành nông nghiệp định hướng xuất khẩu đầy triển vọng trong dài hạn, việc nâng cao hiệu suất của chuỗi giá trị trong nước là quan trọng hơn là giảm thiểu hạn mức nộp thuế. Trong dài hạn cần hài hòa các khâu của sản xuất nông nghiệp từ nuôi trồng cho đến thu hoạch và đóng gói.

5.     Xuất khẩu nông sản từ Lào sang Trung Quốc: Phân tích chuỗi giá trị của gạo và chuối tiêu.

Lào với thế mạnh là gạo và chuối tiêu đang xuất khẩu sang Trung Quốc với giá trị kim ngạch tăng dần. Tuy nhiên để đẩy mạnh hơn nữa sản lượng của hai nông sản này, nông dân Lào cần có quy hoạch cụ thể rõ ràng hơn về chính sách, giá cũng như chi phí nhân công. Các biện pháp miễn giảm thuế chỉ mang tính chất tình thế không có tác dụng lớn trong dài hạn.

6.     Xuất khẩu nông sản từ Myanmar sang Trung Quốc: Phân tích chuỗi giá trị của bắp

7.     Xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc: Phân tích chuỗi giá trị của Thanh Long và cà phê. Việt Nam cần sớm thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe trong sản xuất nông nghiệp để ổn định chất lượng của từng sản phẩm. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ cao cũng sẽ tạo ra năng suất cao để hạ thấp giá thành sản phẩm.

 

 

62 lượt xem

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Brexit and Energy Law - Implications and Opportunities

- Tác giả: Ana Stanič, Silke Goldberg

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 268

Asian Foreign Direct Investment in Europe

- Tác giả: Prana Krishna Biswas, Robert Dygas

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 146

Developing the Digital Economy in ASEAN

- Tác giả: Lurong Chen, Fukunari Kimura

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 300

China In Global Value Chains: Opening Strategy And Deep Integration

- Tác giả: Bin Liu, Chuanchuan Li

- Thông tin NXB: World Scientific

- Số trang: 360

Quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh mới

- Tác giả: TS. Vũ Hoàng Linh (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

- Số trang: 398

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: Hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam

- Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Yến (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

- Số trang: 251