Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ tại châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine

Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ tại châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine

Tác giả: Lộc Thị Thủy

Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

Số trang : 339

Loại sách: Sách

Mô tả

Cạnh tranh địa chiến lược giữa Nga với Mỹ trên thế giới nói chung, châu Âu nói riêng, được hình thành và phát triển cùng lịch sử cạnh tranh giữa các cường quốc với nhau. Quá trình này được bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII sau khi Pie Đại đế lên nắm quyền ở nước Nga và George Washington trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ sau chiến thắng thực dân Anh (1768-1776). Đến đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) và Nhà nước Liên Xô ra đời năm 1922, sự cạnh tranh giữa Nga với Mỹ mới diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, nhất là ý thức hệ, kinh tế, chính trị, mô hình phát triển, quân sự. Trong giai đoạn từ năm 1929 đến 1945, sự cạnh tranh giữa Nga và Mỹ diễn ra rất phức tạp nhưng chủ yếu là về kinh tế và ý thức hệ. Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã góp phần mở ra một giai đoạn trong quan hệ cạnh tranh địa chiến lược giữa Nga với Mỹ. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn trên các lĩnh vực địa chính trị, địa kinh tế đơn thuần mà còn cạnh tranh trực diện về an ninh, hạt nhân, quân sự; không chỉ diễn ra thông qua hình thức chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh trực tiếp mà còn là cuộc đối đầu toàn diện giữa hai phe được Nga, Mỹ hậu thuẫn, mà trên thực tế là cuộc đối đầu giữa Nga với NATO do Mỹ đứng đầu và cuộc xung đột giữa Nga, Mỹ và phương Tây tại Ukraine từ tháng 2/2022, cả Nga và Mỹ đều muốn sử dụng cuộc chiến tại Ukraine để thực hiện các mục tiêu, toan tính địa chiến lược của riêng mình nhằm củng cố vị thế, ảnh hưởng chiến lược của cả hai tại châu Âu nói riêng, lục địa Á - Âu nói chung.   

 

Thông qua cuốn sách Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ tại châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga Ukraine gồm ba chương của TS. Lộc Thị Thủy, tác giả muốn gửi đi một thông điệp tới các độc giả rằng: cạnh tranh là quy luật tất yếu trong tiến trình lịch sử và phát triển của xã hội loài người, cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự cạnh tranh này phải được đặt trên lợi ích của cộng đồng, tập thể, nhân loại chứ không phải phục vụ cho lợi ích quốc gia dân tộc vị kỷ của một số cường quốc, các tập đoàn tư bản lớn hay các nhóm lợi ích.

9 lượt xem

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Public Corruption in the United States: Analysis of a Destructive Phenomenon

- Tác giả: Jeff Cortese

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 174

The Rohingya Crisis: A Moral, Ethnographic, and Policy Assessment

- Tác giả: Norman K. Swazo, Sk. Tawfique M. Haque, Md. Mahbubul Haque, Tasmia Nower

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 94

Regionalism in Latin America: Agents, Systems and Resilience

- Tác giả: JOSÉ BRICEÑO-RUIZ, Andres Rivarola Puntigliano

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 202

Politics, Ethics and Emotions in “New India”

- Tác giả: Ajay Gudavarthy

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 220