Chiến lược kết nối của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á lục địa giai đoạn hiện nay

Chiến lược kết nối của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á lục địa giai đoạn hiện nay

Tác giả: TS. Trần Thị Hải Yến (Chủ biên)

Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

Số trang : 267

Loại sách: Sách

Mô tả

Trong hai thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ từ kinh tế cho đến vị thế chính trị trên toàn cầu. Đặc biệt, sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo thứ 5 sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh dấu những bước ngoặt mới trong quá trình mạnh lên của quốc gia này. Từ chiến lược “phát triển hòa bình” của Hồ Cẩm Đào tới “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình đã đưa vị thế của Trung Quốc trở thành đối trọng với Mỹ trong tương quan sức mạnh kinh tế, cũng như khả năng quản trị các vấn đề toàn cầu. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đang nỗ lực triển khai hàng loạt các chiến lược, trong đó sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) được coi là đại chiến lược mà Trung Quốc quyết tâm thực hiện nhằm kết nối một vùng không gian rộng lớn, nối liền cả trên biển và đất liền, lấy Trung Quốc là trung tâm. Đối với khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc coi đây là một trong những khu vực quyết định sự thành công của BRI, bởi đây là khu vực Trung Quốc vừa có thể triển khai Vành đai kinh tế trên bộ, vừa triển khai Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ XXI. Trong những năm qua, khu vực này đã đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt của Trung Quốc, cũng như sự hiện diện ngày một mạnh mẽ của quốc gia này trên tất cả các lĩnh vực.

 

Cuốn sách Chiến lược kết nối của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á lục địa giai đoạn hiện nay do TS. Trần Thị Hải Yến chủ biên nghiên cứu chiến lược kết nối của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á lục địa, bao gồm 5 quốc gia Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam, tập trung chủ yếu từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay. Việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vị trí của Đông Nam Á lục địa trong chiến lược kết nối của Trung Quốc, cũng như cách thức Trung Quốc triển khai các chiến lược kết nối ở đây là điều vô cùng cần thiết, giúp tìm ra những thuận lợi và giảm thiểu khó khăn trong việc phát triển kinh tế và xây dựng vị thế địa chính trị của khu vực. Nó cũng sẽ dựng lên một bức tranh toàn cảnh những phương thức Trung Quốc sử dụng nhằm gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á lục địa, đồng thời cho thấy sự khác biệt trong ứng xử, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với từng nước như thế nào.

2 lượt xem

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Korea and the Global Society

- Tác giả: Yonson Ahn

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 228

New Challenges and Opportunities in European-Asian Relations: Navigating an Assertive China and a Retrenching U.S

- Tác giả: Bibek Chand, Lukas K. Danner

- Thông tin NXB: Palgrave Macmillan Cham

- Số trang: 252

Sức mạnh ngôn ngữ ngoại giao của Tập Cận Bình

- Tác giả: Tô Cách (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật

- Số trang: 500

Chiến lược của Mỹ và Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hàm ý chính sách cho Việt Nam

- Tác giả: Võ Hải Minh (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

- Số trang: 255

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2022: Những điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

- Tác giả: TS. Đặng Thị Thúy Hà (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật

- Số trang: 275