Chính sách phát triển vùng của một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và hàm ý cho Việt Nam

Chính sách phát triển vùng của một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: TS. Hoàng Xuân Trung (Chủ biên)

Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

Số trang : 0

Loại sách: Sách

Mô tả

Phát triển vùng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển bền vững ở Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt trong bối cảnh EU có mức độ chênh lệch phát triển lớn sau các đợt mở rộng của mình, nhất là sau lần mở rộng quy mô lớn sang Trung và Đông Âu trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Sự chênh lệch về phát triển thể hiện rõ giữa các quốc gia giàu có ở phía Tây và các quốc gia mới thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường còn nhiều khó khăn ở phía Đông. Bên cạnh đó, sự chênh lệch phát triển cũng tồn tại giữa các vùng trong cùng một quốc gia, giữa nông thôn và thành thị, giữa những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi và không thuận lợi. Cùng với chính sách chung của EU, các quốc gia thành viên đều có các chính sách phát triển vùng của riêng mình. Các chính sách này cùng có mục tiêu hướng đến thúc đẩy sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong cả nước. 

 

Như vậy, việc nghiên cứu chính sách phát triển vùng ở một số quốc gia là rất có ý nghĩa đối với Việt Nam. Cuốn sách chuyên khảo Chính sách phát triển vùng của một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và hàm ý cho Việt Nam  của TS. Hoàng Xuân Trung lựa chọn ba quốc gia: Pháp, Bồ Đào Nha và Ba Lan để nghiên cứu. Pháp là một quốc gia có lịch sử lâu đời và có những đặc điểm tương đồng về mặt quản lý hành chính nhà nước. Do đó, việc lựa chọn Pháp là nước để nghiên cứu chính sách phát triển vùng sẽ có ý nghĩa trong việc đưa ra chính sách phát triển vùng cho Việt Nam. Bồ Đào Nha là một nước có nền kinh tế phát triển với thu nhập và tiêu chuẩn sinh hoạt cao. Việc nghiên cứu chính sách vùng ở Bồ Đào Nha sẽ có ý nghĩa trong việc so sánh với chính sách phát triển vùng ở Pháp, từ đó tìm ra những điểm tương đồng cũng như sự khác nhau về chính sách phát triển vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế cũng như đặc điểm của nền kinh tế từng nước. Thêm vào đó, việc lựa chọn chính sách phát triển vùng của Ba Lan có ý nghĩa cho việc rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam do đặc điểm của kinh tế có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, các vùng ở Ba Lan cũng phát triển không đồng đều do mỗi vùng có lợi thế địa lý cũng như kinh tế khác nhau.

2 lượt xem

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Chính sách bảo vệ môi trường của một số nước châu Âu và gợi mở cho Việt Nam

- Tác giả: TS. Nguyễn Thị Ngọc (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

- Số trang: 487

Energy, Environmental and Economic Sustainability in East Asia

- Tác giả: Soo-Cheol Lee, Hector Pollitt, Kiyoshi Fujikawa

- Thông tin NXB: Routledge

- Số trang: 304

Environmental Movements and Politics of the Asian Anthropocene

- Tác giả: Paul Jobin, Ming-sho Ho, Hsin-Huang Michael Hsiao

- Thông tin NXB: ISEAS

- Số trang: 374

Environmental Consciousness in China: Change with Social Transformation

- Tác giả: Qiu Zhong, Guoqing Shi

- Thông tin NXB: Elsevier

- Số trang: 174