- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Triết học Ấn Độ
Tác giả: Phan Thanh
Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
Số trang : 634
Loại sách: Sách
Khi nhìn vào lịch sử tư tưởng của nhân loại, chúng ta nhận thấy có ba nơi tư tưởng hình thành hầu như cùng một lúc, độc lập với nhau, tạo thành ba trung tâm văn hóa lớn: Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Hoa. Từ lâu, tư tưởng Ấn Độ vẫn là một nguồn hấp dẫn, bởi sự thâm sâu và huyền bí của nó. Nói đến tư tưởng Ấn Độ, ta không thể không nói đến tôn giáo, vì triết lý Ấn Độ là triết lý thần luận, từ tôn giáo mà đi ra, và ít nhiều đều dính vào tôn giáo. Tất cả những triết học tôn giáo Ấn Độ đều thể hiện như một sự giải thích và lấy lại những bài kinh bài kệ cổ trong Veda được viết cách đây 5000 năm, những bài tụng ca này chính là một nỗ lực để có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về chân lý.
Cuốn sách Triết học Ấn Độ của tác giả Phan Thanh Lưu trình bày những điều chính yếu về tư tưởng Ấn Độ, qua các thời kỳ, qua các tôn giáo chính. Dựng lại sự hình thành và nối tiếp nhau của những quan niệm mà thoạt nhìn có vẻ như phát sinh đột xuất từ tâm trí của những bậc cao minh. Cuốn sách mang lại cho bạn đọc một cái nhìn tổng hợp trong sự tiến hóa đa dạng về tư tưởng của một bán lục địa đã từng là một trong những trụ cột của văn minh nhân loại. Trong sự tiến hóa ấy, không lúc nào tư tưởng triết học ở Ấn Độ hình thành một hệ thống hoàn toàn đồng chất và độc lập, bao giờ cũng thấy có sự pha trộn hoặc giẫm chân nhau, và những yếu tố thuần lý nằm kề những yếu tố thần bí. Cuốn sách gồm 3 phần với 25 chương có nội dung chính như sau:
- Phần 1: Nguồn gốc của những tư tưởng triết học thần luận
- Phần 2: Sự hình thành của những tư tưởng triết học tôn giáo
- Phần 3: Hệ thống hóa những ý tưởng thần học