Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc

05/07/2022
62 lượt xem

Có thể nói, Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và nuôi dưỡng với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, lúc sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại


Từ xưa đến nay, gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông bà, cha mẹ, chính là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người thông qua các câu chuyện cổ tích, các câu ca dao, tục ngữ. Ngoài ra, thông qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống dòng họ từ đó phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.

          Những giá trị rất tốt đẹp, từ gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ sự giáo dục của gia định, mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu thương con người, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong lao động, kiên cường mỗi khi vượt qua khó khăn, thử thách….qua đó hình thành và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tính cộng đồng, để phát triển thành tinh thần yêu quê hương, đất nước. Như vậy, qua nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

          Được xem là "một tế bào" không thể thiếu của xã hội, gia đình là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nên những con người có nhân cách tốt đẹp, tài năng cống hiến cho đất nước. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề Gia đình,  vì đó không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là nơi giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tầm quan trọng đó, ngày Gia đình Việt Nam ra đời.

          Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam. Tại quyết định này nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam tổ chức thống nhất trong cả nước, đồng thời đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

          Ngày Gia đình Việt Nam ra đời để các thành viên khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm đối với tổ ấm. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn gọi gia đình là “tổ ấm”. Tổ ấm là nơi mà mỗi người dù bất luận trong hoàn cảnh nào cũng muốn về tìm kiếm sự bình yên. Ngày gia đình Việt Nam với những ý nghĩa hết sức cao cả, thiêng liêng, là ngày để chúng ta tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình. Đồng thời, thông qua ngày này cũng muốn nhắc nhở những truyền thống của ông cha ta từ xưa, giáo dục cho con cháu tình yêu thương con người, sự kính trên, nhường dưới với ông bà, cha mẹ… sự  đùm bọc che chở nhau dù trong các mọi hoàn cảnh. Đây cũng là dịp các thành viên gia đình tri ân, quan tâm nhau, xã hội quan tâm đến trẻ em, cùng nhau giáo dục con cái tốt hơn để có thể xây dựng được một gia đình hạnh phúc.

          Ngày Gia đình Việt Nam được kỷ niệm thường niên, nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt; tạo cơ hội để các thành viên gắn kết, sum vầy. Đây cũng là dịp để tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Không những thế, ngày Gia đình Việt Nam còn là ngày để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó lưu giữ những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc. sự đùm bọc, che chở nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Vì thế nên dù có đi đâu, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

          Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình còn là môi trường, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nên tính cách và trở thành nhân cách của con người. Khi gia đình hạnh phúc, thuận hoà, no ấm, bố mẹ thống nhất trong nuôi dạy con, đó là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển nguồn lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Có lẽ vậy nên gia đình đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước.

          Tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tháng 6 vừa qua, những hoạt động truyền thông về ngày gia đình với chủ đề: “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình” là những hoạt động có ý nghĩa nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình Việt Nam. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, cùng với sự mưu sinh còn nhiều vất vả, thì nâng niu những giá trị chuẩn mực gia đình chính là vun đắp cho tổ ấm thiêng liêng nhất, nơi mỗi người tìm thấy tình yêu thương, được sẻ chia, sưởi ấm… Một gia đình bình an, no ấm chính là tiền đề quan trọng của một xã hội hạnh phúc, tiến bộ.

            Gần 40 năm thực hiện cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay, với vai trò là “tế bào” vững chắc của xã hội, thì gia đình  càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững./.

Tài liệu tham khảo:

1. Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật hôn nhân và Gia đình, tháng 10-1959.

2.    “Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

3.    Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành về ngày Gia đình Việt Nam

4.    Công văn số 971/KHXH-TBPN ngày 10/6/2022 tổ chức hoạt động ngày gia đình Việt Nam 28/6/

 Nguyễn Thủy Lan