- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Các hệ thống bầu cử trên giới
Tác giả: Larry Diamond, Marc F. Plattner (Đồng biên tập)
Thông tin NXB: NXB. Đà Nẵng
Số trang : 0
Loại sách: Sách
Trong số nhiều yếu tố hình thành bản chất và tính khả thi của nền dân chủ trên khắp thế giới, thì thiết kế hệ thống bầu cử duy trì được một sự chú ý đặc biệt của các học giả và các nhà thực hành dân chủ. Ngày càng nhiều lý thuyết và bằng chứng mạnh mẽ chỉ ra rằng thiết kế hệ thống bầu cử liên quan nhiều đến bản chất của hệ thống đảng phái, đặc tính của chính trị và chính sách công. Trong sự kết hợp với một vài tham số mấu chốt, như cấu trúc của cơ quan hành pháp (tổng thống hoặc nghị viện) và sự phân phối quyền lực theo chiều dọc (tập quyền hay liên bang), hệ thống bầu cử có thể định hình sự nhất quán của việc đảng phái kiểm soát chính phủ, sự bền vững của chính quyền, độ rộng và hợp pháp của sự đại diện, năng lực của hệ thống trong việc quản lý xung đột, mức độ tham gia của người dân, và tính phản hồi chung của hệ thống.
Cuốn sách Các hệ thống bầu cử trên giới do tác giả Larry Diamond, Marc F. Plattner đồng biên tập là một trong những công trình nghiên cứu cơ bản và là tài liệu tham khảo đáng xem về quản trị quốc gia và chính trị học. Nội dung cuốn sách gồm 19 chương được chia thành 3 phần: phần thứ nhất quan tâm đến sự đa dạng của hệ thống bầu cử trên thế giới cùng với những ưu điểm và hạn chế của chúng; phần thứ hai tập trung chính xác hơn về điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống đầu phiếu đại diện tỷ lệ; và phần thứ ba gồm một loạt các trường hợp nghiên cứu làm rõ kết quả của những hệ thống bầu cử khác nhau ở Nam Phi, Mỹ Latin, Israel, Nhật Bản, Đài Loan, Afghanistan và Iraq. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về mục tiêu của hệ thống bầu cử là gì và bằng cách nào đó có thể đạt được mục tiêu đó? Giáo sư Donald L. Horowitz đến từ trường đại học Duke, Hoa Kỳ đã liệt kê ra sáu mục tiêu của một hệ thống bầu cử ngay từ chương 1 cuốn sách đó là: 1) Tỷ lệ số ghế với số phiếu bầu; 2) trách nhiệm giải trình với cử tri; 3) chính phủ bền vững; 4) người giành được nhiều phiếu hơn so với các ứng cử viên khác là người chiến thắng; 5) hòa giải sắc tộc và tôn giáo; 6) ưu tiên nhóm thiểu số. Trong số sáu mục tiêu này, có những mục tiêu phù hợp với nhau nhưng lại có những mục tiêu xung khắc với nhau. Vậy để tạo ra được một hệ thống bầu cử đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ được mục đích là gì chứ không phải đưa ra những mục tiêu chung chung và kỳ vọng dân chủ sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Politics, Ethics and Emotions in “New India”
- Tác giả: Ajay Gudavarthy
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 220
American Government: Political Development and Institutional Change
- Tác giả: Cal Jillson
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 686
European Strategic Autonomy and Small States\' Security In the Shadow of Power
- Tác giả: Giedrius Česnakas, Justinas Juozaitis
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 242
Political Economy in the Evolution of China\'s Urban–Rural Economic Relations
- Tác giả: Fan Gao
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 314
Cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc tại khu vực Nam Á giai đoạn 2000-2020 và dự báo đến 2030
- Tác giả: TS. Trần Hoàng Long (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 426