Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Tác giả: TS. Chu Phương Quỳnh (Chủ biên)

Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

Số trang : 319

Loại sách: Sách

Mô tả

Ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ động phát triển kinh tế số và ngày càng khẳng định con đường duy nhất có thể giúp nước này vươn lên trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các nước phương Tây là tự chủ về công nghệ. Con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR) là một nỗ lực toàn diện của Chính phủ Trung Quốc vì nó liên quan đến hầu hết các lĩnh vực và sẽ có những tác động lớn, không lường trước được. DSR đang giúp giải quyết một số lỗ hổng trong việc tiếp cận 5G, nâng cấp các thiết bị kỹ thuật số với giá cả phải chăng, hỗ trợ xây dựng các thành phố thông minh. Tuy nhiên DSR cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: làm rò rỉ các thông tin cá nhân, các quốc gia tiếp nhận có nguy cơ bị phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị của Trung Quốc, đe dọa an ninh các quốc gia tiếp nhận…

 

Việt Nam chưa tham gia DSR nhưng Việt Nam vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của DSR, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã thâm nhập vào Việt Nam theo con đường Sáp nhập và Mua lại, đang củng cố vị thế tại Việt Nam và đang tạo một hệ sinh thái công nghệ khép kín (thương mại điện tử, logistics, thanh toán điện tử). Ngoài những tác động mà các nước phải đối mặt thì Việt Nam còn phải đối mặt với những tác động do những đặc điểm cố hữu như vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc, phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, nền kinh tế số đang ở mức thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chưa tân tiến, các thiết bị và dịch vụ công nghệ của Trung Quốc được sử dụng tràn lan, không kiểm soát và bảo mật kém.

 

Cuốn sách Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam do TS. Chu Phương Quỳnh làm chủ biên đánh giá những tác động của DSR đến Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, châu Âu và phản ứng của nhóm nước này đối với DSR từ đó đưa ra những gợi mở để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn từ DSR.

11 lượt xem

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm của các nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam

- Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thu (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội

- Số trang: 290

Trí tuệ nhân tạo và ngoại giao số: Thách thức và cơ hội

- Tác giả: Fatima Roumate (Chủ biên)

- Thông tin NXB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật

- Số trang: 454