- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Trí tuệ nhân tạo và ngoại giao số: Thách thức và cơ hội
Tác giả: Fatima Roumate (Chủ biên)
Thông tin NXB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật
Số trang : 454
Loại sách: Sách
Kể từ đầu thế kỷ XXI, ngoại giao kỹ thuật số (digital diplomacy), thường được gọi tắt là ngoại giao số, đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong tổng thể chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, bởi các phương tiện truyền thông hiện đại trở thành những công cụ mới có sức mạnh to lớn, với khả năng truyền tải thông tin gần như tức thời, tính tương tác cao, phạm vi lan tỏa rộng, mức độ ảnh hưởng sâu sắc. Vì những lợi ích vượt trội ấy, các quốc gia đã không ngần ngại rót vốn đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, trong đó phải kể đến trí tuệ nhân tạo (AI).
AI được cho là một trong những công nghệ đột phá trong thế kỷ XXI có tác động mạnh mẽ, đa chiều đến sự vận hành của quan hệ quốc tế nói chung và sự phát triển của từng quốc gia nói riêng. Nhằm bổ sung và làm sâu sắc hơn các góc nhìn mới về vai trò cũng như tác động của AI đối với ngoại giao số ở nhiều quốc gia trên thế giới, cuốn sách Trí tuệ nhân tạo và ngoại giao số: Thách thức và cơ hội do Fatima Roumate làm chủ biên cung cấp những thông tin và góc nhìn mới mẻ về chủ đề ngoại giao số. Nội dung cuốn sách gồm 14 chương, tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học công phu của các chuyên gia trên thế giới, các chuyên gia đã vận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để nêu bật các tác động qua lại giữa Internet và ngoại giao, AI và ngoại giao số, đồng thời nêu lên các chủ đề về chương trình nghị sự ngoại giao như an ninh mạng, ngoại giao Twitter, quyền riêng tư, hay việc sử dụng các công cụ Internet để thực hành ngoại giao. Bên cạnh đó, bằng cách xem xét hiện tượng ngoại giao số từ mọi góc độ, các chuyên gia không những chỉ ra các mối nguy hiểm mới từ xu hướng phát triển này, mà còn gợi ý nhiều cách thức chống lại mối nguy hiểm đó.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
- Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thu (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 290
Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Tác giả: TS. Chu Phương Quỳnh (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 319