- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: Hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Yến (Chủ biên)
Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
Số trang : 251
Loại sách: Sách
Đứng dưới quan điểm kinh tế, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng năng suất lao động và do vậy sẽ có lợi cho tất cả các bên. Hơn nữa, cán cân về lợi ích sẽ nghiêng nhiều hơn về bên chiếm ưu thế trong mối quan hệ này (ở đây là Mỹ). Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ Mỹ - Trung hiện nay cho thấy, bên cạnh những biện pháp bảo hộ truyền thống, chính quyền Mỹ đang áp dụng nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ nhằm “thoát Trung”, mà hệ quả trực tiếp là làm giảm bớt sự phụ thuộc lẫn nhau này.
Đối với Việt Nam, chúng ta hiện đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là có mối quan hệ ngày càng sâu sắc với cả Mỹ và Trung Quốc, và do vậy, cũng chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trong mối quan hệ này. Thực tế thì giữa Việt Nam và hai quốc gia nói trên đã tồn tại mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhưng tính bất đối xứng còn cao. Cuốn sách Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: Hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Hải Yến làm chủ biên nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc kinh tế Mỹ - Trung sẽ đem lại những gợi ý về chính sách giúp Việt Nam đưa ra những chính sách để cân bằng một phần cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sự bất đối xứng đó. Cuốn sách gồm ba chương có nội dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai quốc gia
- Chương 2: Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.
- Chương 3: Dự báo mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ - Trung Quốc và hàm ý với Việt Nam.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Brexit and Energy Law - Implications and Opportunities
- Tác giả: Ana Stanič, Silke Goldberg
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 268
Asian Foreign Direct Investment in Europe
- Tác giả: Prana Krishna Biswas, Robert Dygas
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 146
Developing the Digital Economy in ASEAN
- Tác giả: Lurong Chen, Fukunari Kimura
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 300
China In Global Value Chains: Opening Strategy And Deep Integration
- Tác giả: Bin Liu, Chuanchuan Li
- Thông tin NXB: World Scientific
- Số trang: 360
Quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh mới
- Tác giả: TS. Vũ Hoàng Linh (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 398