- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
1. NGUYỄN KIM ANH, LÊ THỊ THU HẰNG
Tác động của đại dịch Covid-19 đối với phụ nữ ở Mỹ Latinh và Caribbean
Tóm tắt: Trong nhiều thập kỷ, phụ nữ ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbean luôn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình - vốn là những vấn đề mà Chính phủ các nước trong khu vực nỗ lực cải thiện trong thời gian qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe do COVID-19 xảy ra đã làm trầm trọng thêm khoảng cách giới hiện có và làm sâu sắc thêm tình trạng vốn dễ bị tổn thương của phụ nữ ở Mỹ Latinh và Caribbean. Khi các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng, tình trạng thất nghiệp của phụ nữ ở Mỹ Latinh và Caribbean gia tăng, thu nhập của các gia đình bị giảm sút, những căng thẳng trong cuộc sống gia đình dẫn đến vấn đề bạo lực gia đình mà phụ nữ thường phải hứng chịu. Bài viết này sẽ xem xét những tác động của đại dịch COVID-19 lên tình trạng thất nghiệp, bạo lực gia đình, bất bình đẳng của phụ nữ Mỹ Latinh, và những giải pháp phục hồi sau đại dịch.
2. BÙI THỊ PHƯƠNG LAN
Chiến lược phát triển năng lực STEM của Hòa Kỳ
Tóm tắt: Trong thế kỷ XX, tiến bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò trụ cột đảm bảo cho sự thịnh vượng và quyền lực của Mỹ. Đổi mới sáng tạo xuất xứ từ Mỹ đã tái định hình nền kinh tế toàn cầu và tạo dựng tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia. STEM là chìa khóa làm nên hiện tượng bùng nổ công nghệ, khi những ngành khoa học chủ chốt được phát huy phục vụ đời sống. Sang thế kỷ XXI, nguy cơ tụt hậu xuất hiện và nước Mỹ ở vào tình thế cấp bách cần đưa ra quyết sách để đẩy lùi. Bài nghiên cứu phân tích chiến lược STEM của Mỹ, cụ thể chính phủ đã có những quyết sách và sử dụng công cụ chính sách nào để thúc đẩy phát huy khối ngành STEM, và chính sách nhập cư. Đối tượng phân tích là quyết sách của nhánh hành pháp và lập pháp. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích tổng hợp chính sách và bối cảnh.
QUAN HỆ QUỐC TẾ
3. LÊ THỊ THU TRANG
Liên minh Thái Bình Dương: Cơ hội và các thách thức phía trước
Tóm tắt: Liên minh Thái Bình Dương (PA) là một tổ chức hội nhập đại diện cho chủ nghĩa khu vực mở đang nổi lên ở Mỹ Latinh với mục tiêu tương đối khác biệt so với các tổ chức hội nhập khác: không quả tập trung vào thương mại nội khối mà hướng mục tiêu sang khu vực năng động nhất của thương mại thế giới là châu Á - Thái Bình Dương. Thành lập từ năm 2011, trải qua 10 năm phát triển Liên minh Thái Bình Dương đã có nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng có nhiều thách thức đang chờ. Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu đáng ghi nhận của Liên minh Thái Bình Dương 10 năm qua và nhận diện một số thách thức mới mà Liên minh Thái Bình Dương phải đương đầu để đạt được sự phát triển bền vững như mục tiêu đã đề ra.
CHÍNH TRỊ - LUẬT
4. NGUYỄN VŨ NGỌC HUYỀN
Một số hoạt động hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản dưới thời chính quyền Donald Trump
Tóm tắt: Nhật Bản là một trong những đồng minh truyền thống lâu đời nhất của Hoa Kỳ tại châu Á. Mối quan hệ đồng minh của hai quốc gia kể từ Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ - Nhật Bản năm 1960 chủ yếu tập trung vào các cam kết của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai đồng minh hiện nay không chỉ bó hẹp trong các lĩnh vực an ninh truyền thống như trước đây, mà đã có những sự thay đổi để phù hợp với môi trường an ninh toàn cầu trong thời kỳ mới. Nhật Bản và Hoa Kỳ đang mở rộng hợp tác trong các vấn đề về môi trường, lương thực, nhân quyền, an ninh mạng, an ninh hàng hải,... nhằm đảm bảo sự bảo vệ về cả con người, môi trường sống, kinh tế, văn hóa, xã hội.
KINH TẾ - XÃ HỘI
5. ĐINH THỊ THÙY LINH
Hệ thống đổi mới sáng tạo của Hoa Kỳ và Canada
Tóm tắt: Khu vực Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ và Canada được đánh giá là khu vực sáng tạo nhất thế giới theo Báo cáo về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021. Trong đó, Hoa Kỳ dẫn đầu trong nhiều chỉ số nhất, còn Canada thể hiện sự thiếu hiệu quả trong chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra đổi mới. Nghiên cứu xem xét hệ thống đổi mới sáng tạo của hai quốc gia trên ba phương diện: mới trường thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô; môi trường kinh doanh; và môi trường chính sách đổi mới. Hoa Kỳ và Canada chia sẻ nhiều đặc điểm tích cực bao gồm nền kinh tế phát triển và ổn định, với môi trường thể chế và chính sách cũng như môi trường kinh doanh tạo nhiều thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, doanh nghiệp dường như là yếu tố đóng góp cho sự thiếu hiệu quả của Canada.
6. VŨ THỊ THÚY NGA
Phát triển nông nghiệp của Mỹ hiện nay
Tóm tắt: Mỹ là một trong những nước sản xuất hàng đầu về nông nghiệp với thị trường nội địa lớn và là nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Nông nghiệp của Mỹ đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan trọng, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, Mỹ đã thực thi chính sách nông nghiệp với nhiều mục tiêu, trong đó, các mục tiêu truyền thống là ổn định sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ thu nhập cho nông dân, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu, giảm thiểu sự biến động giả đối với các loại thực phẩm chủ yếu trên thị trường quốc tế. Trên cơ sở phân tích mục tiêu phát triển nông nghiệp, và điểm lại những chính sách nông nghiệp quan trọng của Mỹ trong những năm vừa qua, bài viết đưa ra một số nhận xét về nông nghiệp Mỹ hiện nay.
7. VŨ ĐĂNG LINH
Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump
Tóm tắt: Vấn đề đặt ra cho Tổng thống Donald Trump trong phát triển công nghiệp là duy trì một nền sản xuất tiên tiến hiện đại hàng đầu về sản lượng, việc làm và giảm thâm hụt thương mại hàng hóa. Tổng thống Trump đã thực hiện hàng loạt chính sách như giảm thuế doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các ngành công nghệ cao, thực hiện chính sách thương mại cứng rắn nhằm đem việc làm sản xuất về cho nước Mỹ. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, ngành công nghiệp chế tạo của Hoa Kỳ đã có những sự phát triển đáng kể. Nếu không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhiệm kỳ của Tổng thống Trump có thể nói là thành công về mặt kinh tế.