- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam, Liên bang Nga, một số nước Đông Âu và Trung Quốc
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
Thông tin NXB: NXB. Chính trị quốc gia Sự thật
Số trang : 256
Loại sách: Sách
Những năm 1990, Liên bang Nga đã sử dụng “liệu pháp sốc” để chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng suy giảm, nghèo đói, tham nhũng, thất thoát tài sản công diễn ra tràn lan khắp mọi ngóc ngách của nền kinh tế nước Nga. Trong cùng khoảng thời gian này, tại các nước Đông Âu cũng diễn ra quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng có những nước chuyển đổi thành công (như Séc, Hunggari, Ba Lan, Extônia) và có những nước thất bại trong quá trình chuyển đổi (như Ucraina, Bungari, Rumani). Tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện cải cách, mở cửa từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp. Cách tiếp cận chuyển đổi của Trung Quốc tiệm tiến từ từ theo phương thức “dò đá qua sông” đã thu được kết quả ấn tượng. Đến nay Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nghèo đói giảm mạnh, và vị thế của Trung Quốc liên tục được cải thiện.
Để đảm bảo cho việc tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn trung hạn sắp tới và giảm thiểu phí tổn chuyển đổi thì việc học hỏi những bài học kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước là hết sức cần thiết. Vì thế, cuốn sách Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam, Liên bang Nga, một số nước Đông Âu và Trung Quốc do GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn chủ biên vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao, nhất là khi đặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường càng phải được chú trọng đẩy mạnh. Cuốn sách tập trung nghiên cứu so sánh thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam với Liên bang Nga, một số nước Đông Âu và Trung Quốc để hiểu được nguyên nhân thành công và thất bại của các nước trên đường hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó đưa ra một số gợi mở, đề xuất giải pháp cho quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Brexit and Energy Law - Implications and Opportunities
- Tác giả: Ana Stanič, Silke Goldberg
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 268
Asian Foreign Direct Investment in Europe
- Tác giả: Prana Krishna Biswas, Robert Dygas
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 146
Developing the Digital Economy in ASEAN
- Tác giả: Lurong Chen, Fukunari Kimura
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 300
China In Global Value Chains: Opening Strategy And Deep Integration
- Tác giả: Bin Liu, Chuanchuan Li
- Thông tin NXB: World Scientific
- Số trang: 360
Quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh mới
- Tác giả: TS. Vũ Hoàng Linh (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 398
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: Hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam
- Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Yến (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 251