- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Thể chế vượt trội đế phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quổc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi
Thông tin NXB: Khoa học Xã hội
Số trang : 0
Loại sách: Sách
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã lớn mạnh, hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về phát triển vùng, đặc biệt là thể chế vuợt trội, ưu việt để phát triển vùng, đặc biệt là thể chế vượt trội. nhiều chính sách phát triển vùng với thể chế vượt trội chưa được ban hành để phát huy tối đa lợi thể So sánh và phân bổ tối ưu các nguồn lực của từng vùng. Ở Việt Nam, không gian chính sách thể chế kinh tế bị chia cắt, hạn chế bởi không gian hành chính các tỉnh, thành phố. Do đó, chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo lập thể chế vượt trội để phát triển vùng cần được xem như một hướng đi có tính đột phá nhằm tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển các vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước và thể nghiệm thể chế mới.
Cuốn sách Thể chế vượt trội đế phát triển vùng: Kinh nghiệm Hàn Quổc, Trung Quốc, Pháp, Canada và đề xuất chính sách cho Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Duy Lợi chủ biên, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế vượt trội để phát triển vùng. Trong cuốn sách này, bốn quốc gia là Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Canada được lựa chọn phân tích vì những kinh nghiệm đa dạng, phong phú, và thành công trong xây dựng và thực hiện thể chế vượt trội để phát triển vùng mà Việt Nam có thể học hỏi trong xây dựng thể chế vượt trội để phát triển vùng. Cuốn sách chuyên khảo gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thể chế và thế chế vượt trội tập trung phân tích quan niệm, nhận thức về thể chế và thể chế vượt trội; nội dung thể chế; các nhân tố tác động đến thể chế; các lý thuyết về vai trò của thể chế; nội dung thể chế vượt trội phát triển vùng.
- Chương 2: Thể chế vượt trội phát triến vùng: Kinh nghiệm quốc tế tập trung phân tích kinh nghiệm xây dựng và thực thi thể chế vượt trội để phát triển vùng của bổn nước những năm từ 1990 đến 2016 gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Canada.
- Chương 3: Thể chế vượt trội để phát triển vùng cùa Việt Nam và một số đề xuất tập trung phân tích thể chế vượt trội để phát triển vùng của Việt Nam. Trên cơ sở kinh nghiệm về thể chế vượt trội để phát triển vùng của Hàn Quổc, Trung Quốc, Pháp và Canada và thực tế Việt Nam, nhóm tác giả đã gợi mở một số đề xuất chính sách cho Việt Nam.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Brexit and Energy Law - Implications and Opportunities
- Tác giả: Ana Stanič, Silke Goldberg
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 268
Asian Foreign Direct Investment in Europe
- Tác giả: Prana Krishna Biswas, Robert Dygas
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 146
Developing the Digital Economy in ASEAN
- Tác giả: Lurong Chen, Fukunari Kimura
- Thông tin NXB: Routledge
- Số trang: 300
China In Global Value Chains: Opening Strategy And Deep Integration
- Tác giả: Bin Liu, Chuanchuan Li
- Thông tin NXB: World Scientific
- Số trang: 360
Quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh mới
- Tác giả: TS. Vũ Hoàng Linh (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 398
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc: Hiện trạng, xu thế và tác động đến Việt Nam
- Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Yến (Chủ biên)
- Thông tin NXB: NXB. Khoa học xã hội
- Số trang: 251