- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - LUẬT
1. LÊ THỊ THU
Nhìn lại bốn năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tóm tắt: Trong nhiệm kỳ bốn năm vừa qua, cam kết “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách trên nhiều lĩnh vực. Việc quyết tâm thực hiện các cam kết tranh cử bằng mọi giá, với mọi cách cũng như trung thành với khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên” chi phối gần như toàn bộ chính sách đối nội, đối ngoại của ông Trump và có tác động toàn diện đến nước Mỹ. Bài viết sẽ nhìn lại bốn năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và ngoại giao.
2. PHAN DUY ANH
Sử dụng marketing chính trị của các đảng phái trong bầu cử ở Mỹ hiện nay
Tóm tắt: Cứ bốn năm một lần, người dân Mỹ lại đi bầu Tổng thống. Cũng trong năm tổng tuyển cử để bầu Tổng thống, toàn bộ Hạ viện cùng 1/3 Thượng viện cũng sẽ được bầu lại. Hơn một nửa sổ tiểu bang cũng bầu lại Thống đốc và hầu hết các bang sẽ bầu cử Quốc hội địa phương. Còn thông thường, cử hai năm một lần, toàn bộ cử tri sẽ bầu lại Hạ viện. Chính điều này khiến cho người dân Mỹ luôn “quay cuồng” với các cuộc bầu cử và hình ảnh của các đảng chính trị luôn thường trực trong cuộc sống của họ. Vòng quay cạnh tranh của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa càng khốc liệt bao nhiêu thì các công nghệ chính trị càng được tận dụng tối đa bấy nhiêu. Trong đó, marketing chính trị (political marketing) là một công cụ không thể thiếu trong cuộc chiến tranh giành quyền lực chính trị này. Bài viết tập trung làm rõ các yếu tố cấu thành, quy trình sử dụng marketing chính trị và tác động của cuộc cách mạng số đến marketing chính trị của đảng ở Mỹ.
QUAN HỆ QUỐC TẾ
3. ĐINH CÔNG TUẤN
Quan hệ Mỹ và các đồng minh trong NATO: Thực trạng và xu hướng
Tóm tắt: NATO là tên viết tắt của khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, ra đời ngày 4/4/1949, đến nay đã hơn 71 năm tồn tại và hoạt động. Trong những năm qua, NATO luôn chịu sự lãnh đạo, chi phối của Mỹ, nhưng kể từ năm 2017 đến nay, vai trò lãnh đạo chi phối của Mỹ đã giảm đi và sự độc lập, chủ động của các đồng minh trong NATO ở châu Âu cũng dần được nâng cao. Sự bất đồng, thậm chí mâu thuẫn giữa Mỹ với các đồng minh trong NATO cũng có xu hướng gia tăng. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế mới và xu hướng cải tổ của NATO, bài viết chỉ rõ thực trạng mối quan hệ giữa Mỹ với các nước đồng minh trong NATO và xu hướng vận động phát triển trong tương lai.
4. NGUYỄN VĂN LỊCH, PHẠM THỊ HẢI ANH, NGÔ THỊ QUYÊN
Kinh tế Châu Mỹ năm 2020
Tóm tắt: Năm 2020 là năm ảm đạm đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu Mỹ nói riêng. Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng -2,4%; thâm hụt ngân sách lên tới 3,13 nghìn tỷ USD; thất nghiệp là 6,7%. Quan hệ kinh tế của Mỹ với các đối tác chủ yếu có nhiều phức tạp. Trong bối cảnh trên, Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với những khó khăn. Nhờ đó, suy giảm của Mỹ đã chậm lại. Cùng với Mỹ, kinh tế Canada và Mexico cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, Canada suy giảm tới 7,1%; còn Mexico là -9%. Các nước khác ở châu Mỹ còn có những kết quả bi đát hơn, trong đó có nước còn giảm tới 111,6%. Đồng thời, tình trạng đói nghèo ở Mỹ Latinh cũng trầm trọng hơn. Dự kiến, năm 2021, kinh tế châu Mỹ sẽ khá hơn. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh, cũng như các biện pháp của các nước tại châu lục này.
KINH TẾ - XÃ HỘI
5. NGUYỄN HÙNG SƠN
Nhân tố kinh tế trong chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump ở Châu Á - Thái Bình Dương (2017-2020)
Tóm tắt: Nhân tố kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của các quốc gia. Đối với nước Mỹ, điều này được thể hiện rõ nét trong suốt chiều dài lịch sử chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, những biến động to lớn của nền kinh tế Mỹ đóng vai trò nền tảng trong những điều chỉnh, thay đổi trong chính sách đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ vai trò, tác động của nhân tố kinh tế trong sự điều chỉnh và triển khai chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Donald Trump ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung phân tích nhân tố kinh tế trong chính sách đối với Trung Quốc.
6. ĐỖ THỊ HẢI
Mô hình địa chiến lược kinh tế Mỹ- Trung và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Trong bối cảnh thế giới đương đại hiện nay, việc nhận định và phân tích chính xác mô hình địa chiến lược kinh tế, đặc biệt là các mô hình địa chiến lược kinh tế của các quốc gia lớn, có tầm ảnh hưởng khu vực và toàn cầu, tạo cơ sở khoa học cho hoạch định và thực thi chiến lược phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh mối quan hệ kinh tế của Mỹ - Trung đang phức tạp và căng thẳng, ảnh hưởng tới không chỉ hai nước trong cuộc mà còn tới nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thì việc tìm hiểu về mô hình địa chiến lược kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là vô cùng cần thiết nhằm phân tích và so sánh hai mô hình này, đồng thời có thể đưa ra các chính sách đối ngoại cần thiết phù hợp với địa chiến lược kinh tế của từng nước.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
7. TRỊNH SƠN HOAN
Chủ nghĩa hiện sinh Mỹ
Tóm tắt: Chủ nghĩa hiện sinh Mỹ là một trong những trào lưu triết học phi duy lý có nguồn gốc ở các nước phương Tây, nó ra đời trong bối cảnh khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển đó của khoa học - kỹ thuật là kết quả do sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý là thành tựu to lớn của văn minh phương Tây, tuy nhiên, chủ nghĩa hiện sinh lại cho rằng, chủ nghĩa duy lý đã lấn át vai trò của con người trong xã hội. Vì vậy, họ đã tìm cách giải thích cho những trạng huống mà con người đang phải đối diện, trên tinh thần phản kháng lại chủ nghĩa duy lý. Trong bài viết này, tác giả đề cập chủ nghĩa hiện sinh với những nội dung được đặt trong không gian văn hoá, tư tưởng gắn liền với xã hội Mỹ.