- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
QUAN HỆ QUỐC TẾ:
1. CÙ CHÍ LỢI
Những nhân tố chính trị trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc
Tóm tắt: Quan hệ thương mại luôn chịu sự chi phối rất lớn của các quan hệ chính trị. Do đó, quan hệ thương mại Mỹ - Trung càng phát triển càng tích tụ những mâu thuẫn lớn cả về kinh tế và chính trị. Mỹ đã dùng các quan hệ thương mại để lôi kéo Trung Quốc vào vòng ảnh hưởng và phục vụ lợi ích chính trị của mình. Trong khi đó, Trung Quốc đã khai thác triệt để các cơ hội trong quan hệ thương mại với Mỹ để chấn hưng nền kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế. Từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1979 cho tới hiện nay, quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã trải qua những bước thăng trầm to lớn, từ quan hệ hợp tác hỗ trợ cho đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt quy mô lớn. Những năm gần đây, các nhân tố chính trị trong quan hệ Mỹ - Trung đã có tác động to lớn đến quan hệ kinh tế song phương, làm cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Xu thế này có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, mặc dù hai nước vẫn đang duy trì các mối quan hệ buôn bán và đầu tư.
2. PHAN CAO NHẬT ANH
Chuyển biến mới trong hợp tác an ninh Mỹ - Nhật
Tóm tắt: Tình hình chính trị - an ninh khu vực Đông Á chịu tác động bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Hợp tác an ninh Mỹ - Nhật vốn giữ vai trò trụ cột đảm bảo sự ổn định của khu vực đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Hai nước đã có những điều chỉnh nhằm thích ứng với môi trường an ninh khu vực đầy biến động, đảm bảo vị thế bền vững liên minh vốn đã tồn tại nhiều thập kỷ qua.
KINH TẾ - XÃ HỘI:
3. ĐINH THỊ THUỲ LINH - LÊ THỊ VÂN NGA
Tình hình dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ
Tóm tắt: Từ tháng 3/2020 đến hết năm 2021, Hoa Kỳ đã và đang trải qua 5 làn sóng dịch COVID-19, khiến đời sống xã hội và kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong gần hai năm qua, Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế, tuy nhiên đến nay diễn biến của dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ vẫn còn phức tạp và đe dọa ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống. Các biện pháp cách ly và phong tỏa trong giai đoạn đầu mặc dù có thể kiềm chế sự lây lan của vi-rút song lại khiến cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Ở giai đoạn tiếp theo, Hoa Kỳ đã đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới” thông qua sự hỗ trợ của việc tiêm phủ vắc xin, tuy nhiên sự xuất hiện của biến thể Omicron đang làm cho những nỗ lực chống dịch trở nên khó khăn.
CHÍNH TRỊ - LUẬT:
4. LÊ LAN ANH
Biến động chính trị tại các quốc gia Mỹ Latinh trong những năm gần đây
Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 tuy ít gây ra những tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới khu vực Mỹ Latinh, nhưng hậu quả của nó đã đóng góp một phần vào sự suy thoái của các nền kinh tế trong khu vực này thời kỳ hậu khủng hoảng và là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn về mặt chính trị trong khu vực. Thông qua việc nghiên cứu bối cảnh chính trị khu vực Mỹ Latinh trong khoảng 5 năm trở lại đây, bài viết đã chỉ ra được những biến động chính trị nổi bật, có sự ảnh hưởng và tác động lớn đến nền chính trị của các quốc gia khu vực Mỹ Latinh, cũng như lý giải được nguyên nhân của những biến động chính trị đó. Từ những kết quả nghiên cứu trên, bài viết cũng chỉ ra tính bất ổn và khó dự báo về tình hình chính trị khu vực Mỹ Latinh sắp tới.
5. BÙI GIA KỲ
Chủ nghĩa biệt lập ở Hoa Kỳ và triển vọng
Tóm tắt: Quá trình thực thi chính sách đối ngoại bằng việc giữ khoảng cách với các quốc gia khác trong hệ thống chính trị quốc tế, ở nhiều thời kỳ, trong suốt hơn 200 năm hình thành và phát triển của Hoa Kỳ, đã làm xuất hiện các quan điểm về chủ nghĩa biệt lập mang đặc trưng riêng của Hoa Kỳ. Đáng chú ý nhất là thời kỳ trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và thời kỳ của Tổng thống Donald Trump. Vì những giai đoạn này, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thể hiện sức mạnh có phần cực đoan của giới tinh hoa ở Nhà Trắng. Trên cơ sở phân tích quá trình phát triển chủ nghĩa biệt lập ở Hoa Kỳ và chứng minh chủ nghĩa biệt lập Hoa Kỳ như một bản sắc văn hóa quốc gia, bài viết đã đưa ra những dự bảo về chủ nghĩa biệt lập của Hoa Kỳ trong tương lai.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ:
6. TRẦN THỊ QUẾ CHÂU - NGUYỄN THỊ THÁI CHÂU
Giao lưu văn hoá giữa Philippines và Mexico: Nhìn từ tác động của thương mại xuyên Thái Bình Dương Manila Galleon (1571 - 1815)
Tóm tắt: Philippines - một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, nhưng những ai đã từng đến đây đều có chung cảm nhận rằng đất nước này có sự pha trộn rõ nét giữa văn hóa Đông - Tây, cả Á, Âu, Mỹ Latinh và Mỹ. Điều này dẫn đến những cách nhìn nhận trái chiều. Một số học giả cho rằng, ảnh hưởng văn hoá mạnh mẽ từ phương Tây đã khiến Philippines dường như cũng bị cô lập, tách rời khỏi khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á. Ngược lại, đối với người Philippines, họ coi đó là niềm tự hào, khi lịch sử đã mang đến cho họ cơ hội trở thành “điểm hẹn” hay “cầu nối” trong giao lưu văn hóa Đông - Tây hàng thế kỷ. Bài báo này gợi ý về mối liên hệ văn hóa giữa Philippines và Mexico thông qua tuyến đường thương mại xuyên Thái Bình Dương Manila galleon tồn tại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.