- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. LÊ HẢI BÌNH, NGUYỄN HOÀNG DUY
Định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tóm tắt: Sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump, đi ngược lại hầu hết những giá trị cốt lõi được xây dựng từ Chiến tranh thế giới thứ hai, vị thế, uy tín của Mỹ suy giảm nặng nề trong các thể chế đa phương và trong liên minh phương Tây truyền thống. Bên cạnh đó, tương quan lực lượng trên thế giới, vẫn đang có những thay đổi sâu sắc. Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ; Nga quyết tâm tái lập vị thế cường quốc hàng đầu. Trong bối cảnh đó, Joe Biden, vị Tổng thống thứ 46 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sẽ phải tiếp nhận với những thách thức chưa từng có đối với nước Mỹ. Trên cơ sở phân tích sự dịch chuyển chính sách từ Chính quyền Obama đến Chính quyền Trump và một số thách thức cơ bản đối với nước Mỹ hiện nay, bài viết sẽ chỉ ra chiều hướng chính sách đối ngoại của Chính quyền Joe Biden những năm tới.
2. LÊ LAN ANH
Liên minh Thái Bình Dương trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực Mỹ Latinh
Tóm tắt: Mỹ Latinh là một khu vực hội nhập đầy sôi động với sự đan xen của các thiết chế kinh tế khu vực. Trong hai thập kỷ qua xu hướng hình thành nên các khối liên kết vẫn liên tục gia tăng với nhiều loại hình hợp tác và hội nhập khác nhau tạo nên một bức tranh lớn về hình ảnh đa sắc màu đan xen của các hội, nhóm từ mục đích xúc tiến thương mại tới sự liên kết ủng hộ lẫn nhau trên chính trường, trong đó Liên minh Thái Bình Dương (PA) đang nổi lên như một khối thương mại đầy hứa hẹn ở Nam Mỹ. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá lại tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực Mỹ Latinh, qua đó nhấn mạnh vào sự ra đời và phát triển của Liên minh Thái Bình Dương như một điểm sáng về sáng kiến hội nhập kinh tế liên khu vực trong bối cảnh các sáng kiến liên kết khác đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nội bộ.
CHÍNH TRỊ - LUẬT
3. NGUYỄN ANH CƯỜNG, HOÀNG ANH LƯU
Biển Đông- Việt Nam và Mỹ trước chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc
Tóm tắt: Khu vực Biển Đông - Việt Nam đang thu hút sự quan tâm và tham gia ở nhiều cấp độ của các chủ thể quốc tế. Điều này đã định hình nên một ván bài mới trên Biển Đông, mà tại đó, các chủ thể quốc tế, với các tính toán, chính sách khác nhau về lợi ích sẽ hoạch định và triển khai những chiến lược vừa mang tính dài hơi vừa có sự thay đổi linh hoạt. Để góp phần làm rõ vấn đề này, bài viết tập trung phân tích những động cơ, mục tiêu, nội dung và những tham vọng của Trung Quốc để hiện thực hóa chiến lược trở thành cường quốc biển của mình. Và liệu nhân tố Mỹ, cũng như phản ứng của Việt Nam và một số nước khác có ảnh hưởng tới tham vọng của Trung Quốc. Qua đó, bài viết đưa ra một vài gợi ý mang tính nhận thức cho Việt Nam trước những tác động từ chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc.
4. NGÔ THỊ BÍCH LAN
Những thay đổi trong lý thuyết của Joseph S.Nye về quyền lực mềm Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh
Tóm tắt: Joseph S. Nye được xem là cha đẻ của khái niệm “quyền lực mềm”. Sau nay đã có khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trật tự hai cực Yalta tan rã, thế giới nhắc đến nhiều hơn về quyền lực mềm. Đối với nước Mỹ, từ sau Chiến tranh Lạnh đến những điều chỉnh nhất định trong chiến lược đối ngoại nhằm xác lập và khẳng định quyền lực lãnh đạo toàn cầu. Trước những biến động của tình hình thế giới nói chung và nội bộ Hoa Kỳ nói riêng, Joseph S. Nye đã nhiều lần nghiên cứu bổ sung lý thuyết về quyền lực lãnh đạo và quyền lực mềm Hoa Kỳ. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích ba giai đoạn cơ bản trong quá trình nghiên cứu và phát triển lý thuyết quyền lực mềm của Joseph S. Nye, đồng thời lý giải nguyên nhân của sự thay đổi đó.
KINH TẾ - XÃ HỘI
5. TRẦN ĐỨC THẮNG
Cấm phân biệt tuổi trong việc làm ở Hoa Kỳ: Những quy định pháp lý và thực tiễn
Tóm tắt: Sau 50 năm Đạo luật liên bang Phân biệt tuổi trong việc làm (Age Discrimination in Employment Act - ADEA) ra đời với mục đích khuyến khích việc làm của người lao động lớn tuổi dựa trên khả năng, song phân biệt tuổi tác vẫn còn rất phổ biến. Cứ 10 người lao động lớn tuổi thì có 6 người từng cho rằng bị phân biệt tuổi tác tại nơi làm việc và 90% trong số đó nói rằng điều đó là phổ biến. Xuất phát từ thực tiễn trên, bài nghiên cứu này hệ thống hóa những quy định pháp lý của Hoa Kỳ về người lao động cao tuổi, trong đó nhấn mạnh đến cẩm phân biệt theo độ tuổi của người lao động. Đồng thời, xem xét hiện trạng phân biệt tuổi tác và người lao động lớn tuổi ở Hoa Kỳ 50 năm sau khi ADEA có hiệu lực vào tháng 6/1968.
6. TRẦN THẾ TUÂN, NGUYỄN THU HÀ
Kinh nghiệm về chất lượng tín dụng của Mỹ và Trung Quốc: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Trong nền kinh tế thị trường, một trong các chủ thể của thị trường tài chính là những ngân hàng thương mại, đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc kiểm soát chất lượng tín dụng trên cơ sở kiểm soát được nợ xấu tại ngân hàng thương mại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng sẽ giúp các ngân hàng thương mại phát triển ổn định và vượt qua được các cuộc khủng hoảng kinh tế. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm kiểm soát chất lượng tín dụng của Mỹ và một số nước trên thế giới, bài viết rút ra một số bài học cho hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
7. NGUYỄN VĂN SANG
Quan hệ ngoại giao Anh - Mỹ trong tìm kiếm con sông Saint Croix,1783-1798
Tóm tắt: Theo Hiệp định Paris năm 1783, sông Saint Croix là một trong hai cơ sở chủ yếu để xác định đường biên giới phân chia giữa Maine (Mỹ) và New Brunswick (Canada thuộc Anh). Sự khác biệt giữa những miêu tả về vị trí của con sông Saint Croix trong Hiệp ước Paris so với địa hình thực tế hai bên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp biên giới Đông Bắc trong quan hệ Anh - Mỹ kéo dài từ năm 1783 đến năm 1842. Bằng những nguồn tư liệu ngoại giao và các sử liệu khác, bài viết phân tích nguồn gốc, quá trình tranh chấp và những nỗ lực ngoại giao Anh - Mỹ để tìm kiếm sự thật về con sông Saint Croix. Nghiên cứu về vấn đề trên, bài báo góp phần vào làm rõ một phần lịch sử tranh chấp biên giới và ngoại giao Anh - Mỹ trong giải quyết vấn đề biên giới Đông Bắc kể từ sau chiến tranh giành độc lập đến giữa thế kỷ XIX.