Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3 năm 2021

Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

QUAN HỆ QUỐC TẾ

1. LỘC THỊ THỦY

Cơ sở hình thành chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên

Tóm tắt: Từ lịch sử đến hiện tại, Triều Tiên luôn được coi là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Đông Bắc Á nói chung và Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Các chính sách này được hình thành dựa trên các cơ sở về lý luận, thực tiễn, cùng sự khác biệt về quan điểm, cách tiếp cận giữa hai bên trong các vấn đề: lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng nhằm mục tiêu duy nhất là đưa Triều Tiên đi theo quỹ đạo của Mỹ. Bằng việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, bài viết chỉ ra những khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận của Mỹ và Triều Tiên trong quan hệ song phương.

 

2. VÕ HẢI MINH, ĐINH CÔNG HOÀNG

Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương

Tóm tắt: Cạnh tranh chiến lược Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã là tâm điểm của các mối quan hệ quốc tế. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền vào đầu năm 2017 cho tới nay, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong 4 năm qua, với việc coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số một, Mỹ đã lần lượt phát động các cuộc chiến tranh như: chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận đối với Trung Quốc, đưa mối quan hệ giữa hai nước chuyển sang giai đoạn mới, đổi đầu khốc liệt hơn.

Trong không gian chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ và “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Việt Nam đều chiếm một vị trí quan trọng. Do đó, Việt Nam cần lựa chọn bước đi đúng đắn để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá vai trò của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ở khu vực, bài viết đưa ra một số đề xuất đổi sách trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng leo thang.

 

CHÍNH TRỊ - LUẬT

3. NGUYỄN HẢI LƯU

Cạnh tranh Mỹ- Trung trong hệ thống Liên Hợp Quốc dưới thời Tổng thống Donal Trump

Tóm tắt: Dưới thời Tổng thống Donald Trump, cạnh tranh trong quan hệ Mỹ - Trung có xu hướng trở nên phức tạp, đa chiều và gay gắt hơn, cả về phương diện song phương lẫn đa phương, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích, đánh giá tình hình cạnh tranh Mỹ - Trung tại tổ chức Liên Hợp quốc - diễn đàn đa phương lớn nhất toàn cầu hiện nay và những vấn đề đặt ra về bản chất, hình thái, chiều hướng và tác động đối với hoạch định chính sách, nhất là đối với các nước vừa và nhỏ.

 

4. BÙI THỊ PHƯƠNG LAN

Sự khác biệt về cách tiếp cận Đại dịch Covid-19 của hai ứng cử viên trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2020

Tóm tắt: Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ mãi được ghi nhớ là cuộc bầu cử đầy kịch tính đến giây phút cuối cùng, bởi ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, bùng phát từ đầu năm 2020. Bên cạnh những tác động nặng nề về kinh tế và xã hội, đại dịch Covid-19 còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn lá phiếu cử tri trong chiến dịch tranh cử của đương kim Tổng thống Donald J. Trump, đại diện đảng Cộng hòa với ứng cử viên Joe Biden, đại diện đảng Dân chủ. Trên cơ sở phân tích phản ứng của Chính phủ Mỹ đối với đại dịch và quan điểm về đại dịch Covid-19 của ứng cử viên Joe Biden khi vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, bài viết chỉ ra những khác biệt của hai ứng cử viên, trong cách tiếp cận đối với đại dịch Covid-19 và thành công của ứng cử viên Joe Biden.

 

KINH TẾ - XÃ HỘI

5. NGUYỄN NGỌC MẠNH

Triển vọng xây dựng chuỗi cung ứng mới của Mỹ

Tóm tắt: Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua, đã khiến Chính quyền Mỹ phải đẩy nhanh quá trình xây dựng một chuỗi cung ứng mới để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế Mỹ. Theo đó, Chính quyền Mỹ đã đưa ra nhiều chương trình khuyến khích các công ty của Mỹ dịch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc và phối hợp với nhiều nước để xây dựng lên một chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân và những động thái của Chính quyền Mỹ trong việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và chỉ rõ vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, bài viết đưa ra một số nhận xét về triển vọng xây dựng chuỗi cung ứng mới của Mỹ trong tương lai.

 

6. TÔ HIẾN THÀ

Một thập kỉ đầy biến động

Tóm tắt: Mỹ Latinh là khu vực gồm 33 nước và vùng lãnh thổ, với trình độ và quy mô kinh tế có nhiều khác biệt. Mexico và các nước Nam Mỹ có trình độ phát triển kinh tế tương đối cao và quy mô lớn hơn nhiều so với các nước Trung Mỹ và Caribbean, là những nước có trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác điều kiện tự nhiên. Phần lớn nền kinh tế các nước khu vực Mỹ Latinh đều dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên nên rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài. Trong giai đoạn 2010-2019, khu vực Mỹ Latinh đã trải qua một thời kỳ đầy biến động với xu hướng suy giảm tăng trưởng, thậm chí một số nền kinh tế lớn trong khu vực vẫn còn trong tình trạng đình trệ. Bên cạnh đó, môi trường chính trị nội bộ của một số nước Mỹ Latinh lại rơi vào tình trạng bất ổn do sự chuyển đổi chính phủ từ cảnh tả sang cánh hữu. Điều này đã đặt ra cho các nước Mỹ Latinh nhiều thách thức trong những năm tới.

 

VĂN HOÁ - LỊCH SỬ

7. TRẦN ĐỨC TÙNG

Quá trình thích ứng với cuộc sống ở Mỹ của người Hmông

Tóm tắt: Xuất phát từ việc nhìn về quá trình định cư của người Hmông đến Mỹ, bài viết này trình bày sự thích ứng của họ trong môi trường việc làm, giáo dục và những vấn đề về bản sắc văn hóa Hmông trong xã hội mới. Ở đó, người di cư Hmông đã trải nghiệm những khó khăn, sự khác biệt giữa văn hóa Hmông truyền thống và văn hóa Mỹ. Điều này đã dẫn đến sự thích ứng chậm chạp và những xung đột trong gia đình, nội bộ tộc người. Tuy nhiên, để có thể hòa nhập vào xã hội mới, người Hmông đã có sự thương thảo giữa các thế hệ trong gia đình và giữa văn hóa truyền thống của mình với văn hóa nơi nhập cư.

 

 

73 lượt xem