- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
QUAN HỆ QUỐC TẾ:
1. ĐỊNH CÔNG TUẤN
Chính sách hướng Đông của NATO và cuộc chiến Nga - Ukraine
Tóm tắt: Qua 5 lần mở rộng sang phía Đông, NATO đã nâng số thành viên từ 16 nước (thời kỳ Chiến tranh Lạnh) lên đến 30 nước (thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh). Mục tiêu của NATO là sẽ tiếp tục mở rộng thành viên sang phía Đông, trước mắt là 3 nước trong không gian hậu Xô viết gồm Gruzia, Ukraine và Moldova. Điều này được dự báo tất yếu sẽ xảy ra một cuộc xung đột giữa Nga (nước bị o ép, đe dọa không gian sinh tồn) với Gruzia, Ukraine, Moldova và các nước NATO. Và thực tiễn hiện nay đã và đang xảy ra cuộc chiến tranh vũ trang giữa Nga với Ukraine từ ngày 24/02/2022 đến nay. Trên cơ sở phân tích những cải cách cơ cấu bên trong và sự mở rộng sang phía Đông của NATO, bài viết lý giải một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Nga và Ukraine là do cạnh tranh vị trí địa chiến lược của Ukraine giữa Nga và NATO. Từ đó, đưa ra một số nhận xét và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
2. DƯƠNG QUANG HIỆP
Chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1991-2017
Tóm tắt: Đông Nam Á có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Hoa Kỳ bởi khu vực này án ngữ các tuyến đường biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chiếm phần lớn tải trọng thương mại và vận chuyển năng lượng của quốc gia này. Do đó, sự ổn định của khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001, sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á được xem là nhân tố đe dọa đến hòa bình, ổn định của không chỉ khu vực này, mà còn có khả năng gây phương hại đến an ninh của Hoa Kỳ. Điều đó đã thúc đẩy Hoa Kỳ xác định khu vực Đông Nam Á là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố của họ. Cụ thể, Hoa Kỳ đã thực thi nhiều chính sách và hợp tác với các nước Đông Nam Á để ứng phó với vấn nạn khủng bố ở đây. Bài viết tập trung trình bày về chính sách chống khủng bố của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đồng thời làm rõ sự điều chỉnh các chính sách này kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (1991) cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama (2017) nhằm đánh giá những thành tựu và hạn chế của chính sách chống khủng bố mà Hoa Kỳ đã thực thi ở Đông Nam Á.
CHÍNH TRỊ - LUẬT:
3. LÊ THỊ THU - LÊ THỊ THU HẰNG
Một số ảnh hưởng của phân cực chính trị đến kinh tế Mỹ
Tóm tắt: Tình trạng phân cực chính trị ở Mỹ có tác động quan trọng đến nền kinh tế. Trên thực tế, phân cực chính trị đã định hình kết quả kinh tế chủ yếu theo ba cách: Thứ nhất, phân cực tác động đến việc thông qua ngân sách trong Quốc hội Mỹ do bất đồng giữa hai chính đảng về các vấn đề ngân sách, gây cản trở đối với việc nâng trần nợ công, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách thuế..., thậm chi dẫn đến tình trạng bế tắc mà điển hình là đóng cửa chính phủ; Thứ hai, sự bất trắc đối với chính sách do phân cực có thể làm gián đoạn kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp; Thứ ba, tác động mạnh đến hành vi kinh tế và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ.
4. NGUYỄN THẾ VINH - PHAN DUY ANH
Tranh biếm họa chính trị: Lịch sử, cấu trúc và sức mạnh trong đời sống chính trị Mỹ
Tóm tắt: Tranh biếm họa chính trị là một loại hình truyền thông đưa ra quan điểm về một vấn đề hay sự kiện chính trị nào đó. Nó xuất hiện phổ biến trên báo chí hàng ngày của nước Mỹ nhằm tạo ra tiếng cười sâu sắc nếu người xem hiểu vấn đề chính trị mà tác giả gửi gắm. Một bức tranh biếm họa tốt khiến độc giả phải suy nghĩ về các sự kiện chính trị được phản ánh, ảnh hưởng và thậm chí thay đổi quan điểm của họ theo ý tưởng của người họa sỹ. Bài viết này tập trung phân tích lịch sử ra đời và phát triển của tranh biếm họa chính trị, cũng như cấu trúc và sức mạnh của chúng trong nên chính trị Mỹ.
KINH TẾ - XÃ HỘI:
5. NGUYỄN THỊ BÌNH
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phi vận chuyển container từ Việt Nam sang Mỹ và một số kiến nghị
Tóm tắt: Trong thời gian qua, giả cước và mức phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ. Mục tiêu của bài viết là tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa container đi từ Việt Nam sang Mỹ. Tác giả đã xây dựng mô hình tổng chi phí vận chuyển hàng container từ Việt Nam sang Mỹ để làm căn cứ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phí vận chuyển hàng hóa theo phương thức này, đồng thời thu thập 70 dữ liệu về giả dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển từ Hải Phòng đến Los Angeles cho một container 40 feet, chia đều 10 dữ liệu mỗi tháng, theo thứ tự thời gian. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo số liệu thống kê từ các tổ chức quốc tế uy tin về cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển container từ Việt Nam sang Mỹ được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics tại Việt Nam trong việc tìm kiếm giải pháp đối phó với tình trạng giả cước tăng cao.
6. PHẠM NGỌC LAM GIANG
Chính phủ điện tử Hoa Kỳ
Tóm tắt: Hoa Kỳ là một trong những quốc gia xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử từ rất sớm và có nhiều thành công. Hiện nay, mô hình chính phủ điện tử của Hoa Kỳ đang trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo. Trong Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc năm 2020, Hoa Kỳ hiện thuộc nhóm những quốc gia dẫn đầu về phát triển Chính phủ điện tử, đứng thứ chín trên thế giới về các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI (E-Government Development Index). Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ và phân tích các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, bài viết đưa ra một số nhận xét cho việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.