- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. DƯƠNG VĂN HUY, LÊ CHÍ CÔNG
Chuyển biến trong quan hệ Mỹ- Campuchia từ sau chiến tranh Lạnh đến nay
Tóm tắt: Mặc dù quan hệ ngoại giao Mỹ - Campuchia lần đầu tiên được thiết lập vào năm 1950, nhưng quan hệ hai nước bị gián đoạn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đến năm 1991, Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Campuchia, chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế và nối lại viện trợ phát triển. Quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước được thiết lập sau khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập thông 1 bầu cử vào năm 1993. Quan hệ hai nước có những bước tiến triển ở các giai đoạn qua sau. Tuy nhiên, quan hệ hai nước gặp một số thách thức liên quan đến vấn đề dân chủ ở Campuchia và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia chùa tháp này. Trong bối cảnh đó, bài viết cung cấp bức tranh tương đối toàn diện về diễn biến quan hệ Mỹ và Campuchia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Mối quan hệ này được phân tích trên các khía cạnh khác nhau như: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh và trên các lĩnh vực khác.
2. LỘC THỊ THỦY
Hợp tác an ninh Philippines - Mỹ dưới thời tổng thống Duterte
Tóm tắt: Với tư cách là một người theo chủ nghĩa dân tủy, sau khi lên nắm quyền Tổng thống Duterte đã có sự thúc đẩy, điều chỉnh trong hợp tác an ninh với Mỹ nhằm mục tiêu: giảm bớt sự phụ thuộc về quốc phòng vào Mỹ; duy trì sự cân bằng Mỹ Trung tại khu vực Đông Nam Á và trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm nắm quyền, ông Duterte không những không hiện thực hóa được chính sách này, mà còn phụ thuộc sâu sắc hơn về quốc phòng vào Mỹ, nhất là về: an ninh biển, thương mại quốc phòng, hợp tác song và đa phương. Trong bài viết này, tác giả làm rõ hợp tác an ninh Philippines - Mỹ về song phương, đa phương; những kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra những dự bảo về triển vọng hợp tác an ninh giữa hai nước trong thời gian tới.
CHÍNH TRỊ - LUẬT
3. NGUYỄN ANH HÙNG
Các trào lưu chính trị của khu vực Mỹ Latinh hiện nay
Tóm tắt: Trào lưu chính trị của khu vực Mỹ Latinh hiện nay đầy bất ổn và biển động. Từ năm 2012, nhiều nước cánh tả Mỹ Latinh bước vào suy thoái và khủng hoảng kinh tế, mất ổn định an ninh trật tự xã hội và vỡ lở những vụ bê bối, tham nhũng lớn. Lực lượng cảnh hữu hình thành các liên minh, tận dụng cơ hội và tranh giành quyết liệt. Người dân phải đối phó với nhiều bất ổn chính trị tác động vào cuộc sống của họ nên nghiêng hơn về phải trung dung... Kết quả, tạo nên các trào lưu nổi bật là tình trạng suy yếu và thay đổi mạnh của cánh tả, đồng thời với sự lên ngôi của cánh hữu và phải trung dung, độc lập. Bài viết này nhìn nhận, phân tích thực trạng, nguyên nhân tạo nên các trào lưu đó và đánh giá mức độ, ảnh hưởng, sự phát triển của chúng hiện nay.
KINH TẾ - XÃ HỘI
4. NGUYỄN THỊ KIM THU
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với khu vực Mỹ Latinh
Tóm tắt: Khi dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lan rộng ra khắp thế giới, khu vực Mỹ Latinh đã trở thành một điểm nóng của đại dịch. Tính đến tháng 5/2021, mặc dù chỉ chiếm khoảng 8,4% dân số thế giới, nhưng khu vực Mỹ Latinh đã chiếm tới 31% số tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng dịch bệnh này không chỉ đẩy sức khỏe của con người vào vòng nguy hiểm, mà còn làm lung lay cả nền tảng kinh tế - xã hội ở khu vực Mỹ Latinh. Trên cơ sở đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế và xã hội ở khu vực Mỹ Latinh, bài viết nêu ra triển vọng phục hồi của khu vực Mỹ Latinh trong những năm tới.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
5. NGUYỄN VĂN SANG
Vụ bê bối XYZ và khủng hoảng ngoại giao Pháp-Mỹ (1798-1800)
Tóm tắt: Vụ bê bối XYZ là sự cố chính trị lớn nhất trong hai mươi năm quan hệ đồng minh Pháp - Mỹ (1778-1798). Vụ bê bối là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ cuộc khủng hoảng ngoại giao và Chiến tranh Kỳ quặc trong quan hệ Pháp - Mỹ. Bằng việc nghiên cứu các hiệp ước và công trình chuyên khảo về vấn đề kể trên, bài bảo phân tích sự đổ vỡ quan hệ đồng minh Pháp - Mỹ dẫn đến sự xuất hiện của vụ bê bối XYZ, phản ứng công chúng và cuộc khủng hoảng ngoại giao được biết đến như là vụ bê bối XYZ, sự bùng nổ của Chiến tranh Kỳ quặc từ vụ bê bối kể trên; những nỗ lực của Pháp - Mỹ nhằm tìm kiếm một giải pháp hoà bình và chấm dứt cuộc cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lịch sử vụ bê bối XYZ, Chiến tranh Kỳ quặc, quan hệ Pháp - Mỹ từ sau chiến tranh giành độc lập và một phần lịch sử ngoại giao nước Mỹ buổi đầu thời đại lập quốc.
6. ĐỖ THỊ DIỆU NGỌC
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong xã hội Mỹ đương đại
Tóm tắt: Tháng 5 năm 2021, tổ chức Urban World tại New York đã trao tặng giải thưởng “Nhà thơ trẻ quốc gia Mỹ” cho nữ sinh người Mỹ gốc Việt (thế hệ thứ hai) Alexandra Huỳnh, với bài thơ có tiêu đề Life Cycle of a Catcall (tạm dịch: Vòng đời của lời giễu nhại). Sự kiện này là một niềm vui và tự hào cho cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và người Việt Nam nói chung. Xuất phát từ góc nhìn Hoa Kỳ học, trên cơ sở tìm hiểu những yếu tố lịch sử liên quan đến sự bất bình đẳng xã hội đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á và khảo sát một số khía cạnh cuộc sống của riêng cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đặc biệt là thế hệ thứ nhất và thứ hai trong xã hội Mỹ đương đại, bài viết đưa ra một số nhận xét về khả năng hòa nhập hoàn toàn vào xã hội Mỹ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.