- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. PHẠM QUÝ LONG, NGUYỄN THỊ PHI NGA
Chính sách hướng Nam cộng của Hàn Quốc: thực trạng và vấn đề đặt ra
Tóm tắt: Chính sách hướng Nam mới New Southern Policy (NSP) đã được chính quyền Tổng thống Moon công bố vào tháng 11 năm 2017 tại Jarkarta, Indonesia. Tiếp đến, vào ngày 23/9/2020, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Moon Jae-in đã bổ sung các nguyên tắc chỉ đạo và nhiều nội dung hợp tác cụ thể hơn và nó được biết đến như là Chính sách hướng Nam cộng (NSP Plus). Vậy những nguyên tắc và nội dung mở rộng trong chính sách này sẽ mang những ý nghĩa và tác dụng gì cho Hàn Quốc và các nước đối tác? Để có cơ sở làm sáng tỏ câu hỏi nêu trên, bài viết tập trung phân tích, đánh giá các nội dung mới của NSP Plus cũng như chỉ ra những thách thức mà NSP Plus sẽ đòi hỏi cả phía Hàn Quốc lẫn các đối tác cần có nhận thức đúng đắn và lựa chọn những nỗ lực ưu tiên cao hơn để thực thi các mục tiêu và cam kết chính trị của mình.
2. PHẠM HỒNG THÁI
Những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật khu vực Đông Bắc Á năm 2021
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực, bài viết đánh giá những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật của khu vực Đông Bắc Á trong năm 2021. Về chính trị, đó là các vấn đề: củng cố liên minh chiến lược Nhật - Mỹ - Hàn, củng cố quan hệ máu thịt Triều –Trung, xu hướng đòi độc lập gia tăng ở Đài Loan. Về an ninh, đó là các vấn đề: căng thẳng trên eo biển Đài Loan, tình huống an ninh mới trên eo biển Nhật Bản, “dậy sóng” trên biển Hoa Đông, cuộc chạy đua vũ trang của Hàn Quốc và Triều Tiên. Bài viết cũng đưa ra một số dự báo về triển vọng chính trị và an ninh khu vực trong năm 2022.
3. NGUYỄN ĐỨC TÂM
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 2012 đến nay
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến những vấn đề về chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Đài Loan và vấn đề biển Đông từ năm 2012 đến nay. Trong phần cuối của bài viết, tác giả đưa ra những đánh giá khái quát về ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong chính sách đối ngoại đối với từng đối tượng kể trên.
4. NGUYỄN DIỆU HƯƠNG
Thực tiễn quá trình xây dựng chính phủ số ở Trung Quốc hiện nay
Tóm tắt: Chính phủ số ở Trung Quốc là mô hình vận hành chính phủ mới, dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các nhu cầu hành chính, hướng đến hiện đại hóa quản trị nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy xây dựng chính phủ số ở ba phương diện chính: xây dựng cơ sở hạ tầng số, xây dựng và quản trị dữ liệu chính phủ, xây dựng các ứng dụng chính phủ số. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã thu được nhiều bước tiến nhưng cũng còn nhiều khó khăn cần khắc phục để tiếp tục thực hiện xây dựng chính phủ số một cách hiệu quả.
5. NGUYỄN ANH CHƯƠNG
Chính sách xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam
Tóm tắt: Cùng với quá trình cải cách, mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc luôn coi trọng và đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh về mục tiêu và áp dụng các chính sách khác nhau đối với công tác này ở từng giai đoạn cụ thể, từ cải cách thể chế kinh tế nông thôn trong giai đoạn đầu đến tăng cường xóa đói, giảm nghèo theo kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện các chính sách thoát nghèo để hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện xã hội khá giả”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phân tích làm rõ những nội dung này, bài viết sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
6. PHÙNG THỊ YẾN
Chính sách phát triển nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Do những lợi ích mà điện mặt trời mang lại cho con người, việc phát triển các nhà máy điện mặt trời được xem xét đặt trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc hiện đang là quốc gia có khả năng sản xuất điện mặt trời và là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới nhờ việc có những chính sách hợp lý, kịp thời của chính phủ. Bài viết này ngoài những phân tích về khái nhiệm, đặc điểm của các nhà máy điện mặt trời còn chỉ ra được thực trạng chính sách pháp luật của Việt Nam đối với nhà máy điện mặt trời trong xây dựng và quản lý; kinh nghiệm của Trung Quốc về một số chính sách phát triển nhà máy điện mặt trời, từ đó rút ra bài học, đưa ra các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật của Việt Nam đối với các nhà máy điện mặt trời.
7. NGUYỄN THỊ VĨNH LINH
Gakusei – Sự khởi đầu kỷ nguyên giáo dục tân học tại Nhật Bản
Tóm tắt: Cùng với công cuộc duy tân Minh Trị (1868-1912), trải qua chưa đầy nửa thế kỷ, Nhật Bản đã có bước phát triển “thần kỳ” và trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh ở phương Đông. Không chỉ đạt được những thành tựu vượt bậc trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, nền giáo dục tân học của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị cũng là ví dụ điển hình cho việc học tập có chọn lọc những tinh hoa của văn minh phương Tây trong một xã hội truyền thống phương Đông. Bài viết tập trung tìm hiểu về những cơ sở ra đời và nội dung của Gakusei (Học chế) - chính sách giáo dục tân học đầu tiên được áp dụng thống nhất tại Nhật Bản trong buổi đầu của chính quyền Minh Trị. Từ đó, bài viết đi sâu phân tích những tác động của chính sách này đối với sự hình thành nền tân học của Nhật Bản vào nửa cuối thế kỷ XIX.
8. NGUYÊN THỊ MAI LIÊN, ĐỖ PHƯƠNG ANH
Sáng tác của Banana Yoshimoto từ góc nhìn văn học đại chúng
Tóm tắt: Từ góc nhìn văn học đại chúng, bài viết tìm ra những đặc điểm của dòng văn học đại chúng cũng như những nỗ lực tiếp cận văn học tinh hoa/thuần túy của Banana Yoshimoto thể hiện trong ba sáng tác là Kitchen, Tsugumi và N.P, từ đó đi đến nhận định Banana là tác giả tiêu biểu cho “văn học trung gian” – một dòng văn học xuất hiện và phát triển ở Nhật Bản đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Xu hướng dung hòa kết tinh những ưu điểm của văn học đại chúng và văn học tinh hoa/thuần túy là đặc điểm tất yếu của văn học ngày nay, tạo nên những tác phẩm vừa có sức sống lâu bền, vừa tiếp cận được đông đảo tầng lớp bạn đọc. Bài viết đặt ra vấn đề cần suy ngẫm cho những người cầm bút trẻ, cho những nhà quản lí văn hóa và đông đảo độc giả.