- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. ĐINH CÔNG TUẤN
Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết phân tích chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ 2012 đến nay. Đó là các chiến lược "Ngoại giao nước lớn", "Ngoại giao láng giềng", "Vành đai-Con đường", "Cộng đồng vận mệnh nhân loại", "An ninh châu Á mới". Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam dưới góc độ đối tượng và giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.
2. LÊ THỊ HẰNG NGA
Nhìn lại lịch sử quan hệ Bhutan - Trung Quốc
Tóm tắt: Về mặt địa lý, Bhutan và Trung Quốc đại lục không có sự tiếp giáp trực tiếp. Vương quốc Bhutan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Bhutan và Trung Quốc diễn ra thông qua Tây Tạng. Trung Quốc trở thành láng giềng của Bhutan khi nước này chiếm đóng Tây Tạng (1959), vùng lãnh thổ mà Bhutan có mối quan hệ sâu sắc về văn hóa, huyết thống và tôn giáo. Mặc dù Bhutan và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao trực tiếp hay thương mại hợp pháp, những mối quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á khiến cho nước này quan tâm đến Bhutan. Bài viết phân tích quan hệ Bhutan- Trung Quốc trong lịch sử và xem xét vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.
3. NGUYỄN NHÂM
Sự chuyển động của Nhật Bản dưới thời Thủ Tướng Abe Shinzo
Tóm tắt: Ngày 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho đất nước tiếp tục phát triển. Trong gần 8 năm cầm quyền của mình, ông Abe đã cống hiến cho “đất nước mặt trời mọc” những thành tích khá quan trọng như: vực dậy nền kinh tế với học thuyết “Abenomics”; gia tăng năng lực quân sự đưa Nhật Bản từ “nước lớn kinh tế” thành “nước lớn chính trị”; đổi mới chính sách an ninh đối ngoại, từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ”. Thậm chí còn tạo cơ hội “tái chiếm” ngôi vị số 2 thế giới về kinh tế. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận đã có những đánh giá tích cực về ông - Một Thủ tướng tại vị lâu nhất trên chính trường Nhật Bản.
4. HUỲNH TÂM SÁNG
Chính sách ngoại giao đa phương của Hàn Quốc: Trường hợp quan hệ Hàn Quốc - NATO
Tóm tắt: Từ sau tiến trình dân chủ hóa (năm 1987), trên cương vị cường quốc tầm trung (middle power), Hàn Quốc có quan hệ với các thể chế quốc tế, góp phần tăng cường vị thế và ảnh hưởng toàn cầu, cũng như thúc đẩy tầm nhìn đa phương của mình. Dưới thời Tổng thống Moon Jae-in, Hàn Quốc tiếp tục là nhân tố tích cực trong các thể chế đa phương, đặc biệt là cấu trúc an ninh đa phương tiêu biểu như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bài viết khái quát tầm nhìn của Hàn Quốc trong việc phát triển quan hệ với NATO, giải thích các động lực chủ yếu cho việc Hàn Quốc ngày càng tích cực phát triển quan hệ với liên minh, và bước đầu nhận định về xu hướng vận động của quan hệ Hàn Quốc - NATO cho đến hết nhiệm kỳ Tổng thống của Moon Jae-in.
5. VŨ THỊ PHƯƠNG HOA
Phụ nữ tham chính ở Nhật Bản hiện nay
Tóm tắt: Tham chính hay nói đầy đủ là tham gia chính trị bao gồm quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền xây dựng và thực hiện các chính sách, tham gia vào bộ máy công quyền, các tổ chức xã hội và hiệp hội trong đời sống chính trị và cộng đồng của quốc gia. Mặc dù số lượng không nhiều, song hiện nay phụ nữ Nhật Bản đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động chính trị của quốc gia, địa vị chính trị của phụ nữ được nâng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, do những quan niệm có thiên hướng bất bình đẳng giới về lĩnh vực chính trị, vai trò của phụ nữ ở Nhật Bản mờ nhạt hẳn so với nam giới. Bài viết đi sâu tìm hiểu thực trạng tham chính của phụ nữ Nhật Bản hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một vài nhận định về những thành công, hạn chế và lý giải một vài nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao địa vị chính trị của phụ nữ Nhật Bản hiện nay.
6. PHAN CAO NHẬT ANH
Ngành du lịch Nhật Bản trước tác động của đại dịch Covid-19
Tóm tắt: Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với sự gia tăng liên tục lượng khách quốc tế đến Nhật Bản, du lịch trở thành lĩnh vực phát triển đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Du lịch được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, với dự kiến ban đầu là đạt mục tiêu 40 triệu khách du lịch năm 2020, làm nền tảng cho mục tiêu 60 triệu khách năm 2030. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm mạnh khách du lịch và hơn thế buộc Nhật Bản phải hoãn Olympic 2020 sang năm 2021. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các biện pháp kích cầu nội địa nhằm hỗ trợ ngành du lịch. Bài viết đánh giá tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp mũi nhọn này và biện pháp khắc phục của Nhật Bản.
7. NGUYỄN ANH CƯỜNG, TRẦN QUANG KHẢI
Huawei - bước mở đầu cho cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Tóm tắt: Những năm cuối thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã mở ra cuộc đối đầu trực tiếp và toàn diện với Mỹ - quốc gia có vị thế hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong cuộc xung đột giữa hai nước, sự kiện không thể không nói đến chính là cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc với tâm điểm là công ty công nghệ Huawei. Nhìn rộng ra, cuộc chiến công nghệ giữa hai cường quốc chỉ là một phần của cuộc chiến tranh giành quyền lực lãnh đạo thế giới. Cuộc chiến giữa cường quốc theo chủ nghĩa đơn cực và cường quốc theo chủ nghĩa đa phương này đã mở ra một sự đối đầu toàn diện, không chỉ giới hạn ở những lợi ích kinh tế thông thường, mà còn bắt nguồn từ việc làm ai chủ công nghệ hiện đại 5G. Tận cùng thì đó là biểu hiện của sự cạnh tranh chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa hai siêu cường.
8. HOÀNG THU HƯƠNG
Công dân Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc: Nhân tố tác động và định hướng chính sách
Tóm tắt: Mỗi năm có hàng nghìn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó chủ yếu là kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc. Bài viết phân tích những nhân tố tác động khiến nhiều công dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc. Những nhân tố được đưa ra, có nhân tố từ bối cảnh trong nước, như Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thu nhập bình quân đầu người thấp, văn hóa Việt Nam tương đồng với văn hóa của một số quốc gia trong khu vực; có nhân tố bên ngoài tác động như đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc đang thiếu vợ, phải nhập khẩu vợ từ bên ngoài. Từ đó, bài viết phân tích quan điểm của Đảng ta để ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực từ hiện tượng này.