- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. ĐINH CÔNG HOÀNG
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới
Tóm tắt: Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ (1992-2019), quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc đã dần nâng cấp từ “quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” (2002), lên quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” (2009). Gần 30 năm hợp tác đó, mối quan hệ giữa hai bên được coi là một điển hình mẫu mực. Bài viết đi sâu phân tích bối cảnh quốc tế đã tác động đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, những nội dung hợp tác (chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội), từ đó đưa ra những đánh giá và định hướng phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
2. TRƯƠNG QUANG HOÀN
Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Campuchia: Thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Quan hệ Hàn Quốc – Campuchia ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn kể từ khi đôi bên tái lập quan hệ ngoại giao năm 1997 và sau đó là sự gia nhập của Campuchia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1999. Trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác Hàn Quốc – Campuchia đạt được những bước phát triển đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Hàn Quốc và Campuchia chủ yếu trong thập niên vừa qua. Trên cơ sở đó, bài viết nhận diện các vấn đề tồn tại và đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước những năm tới đây.
3. NGUYỄN VĂN TUÂN, TRẦN MẠNH THẮNG
Phong trào xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Những năm 1970, khi Hàn Quốc và Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt là tại vùng nông thôn, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những chính sách xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào sự phát triển thần kỳ của đất nước. Trong quá trình thực hiện phong trào nông thôn mới tại các nước này cũng nảy sinh nhiều vấn đề, nhưng bằng sự chỉ đạo rõ ràng của các cấp lãnh đạo, sự đồng lòng của nhân dân, phong trào nông thôn mới tại hai nước đã đạt được thành công vang dội. Từ những điểm tương đồng, Việt Nam đã kế thừa, nghiên cứu, ứng dụng vào phát triển nông thôn mới và đã thu được những kết quả nhất định.
4. PHAN CAO NHẬT ANH, NGUYỄN PHONG VŨ
Tác động của đại dịch Covid-19 đến thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 lây lan tại Nhật Bản từ tháng 1 năm 2020 khiến nền kinh tế nước này suy giảm. Trong bối cảnh đó, nhóm thực tập sinh Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều mặt trong cuộc sống. Tình trạng kinh doanh của các công ty xấu đi khiến việc làm bất ổn, thu nhập giảm, thậm chí có người bị mất việc làm. Môi trường sống trong tình hình dịch bệnh không đảm bảo, điều kiện sinh hoạt bị hạn chế và đặc biệt nhiều người dù muốn cũng không thể về nước. Điều này đặt ra vấn để hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong tình hình lây nhiễm Covid-19 có khả năng vẫn còn kéo dài.
5. PHẠM THỊ THANH BÌNH
Lao động chất lượng cao ở Nhật Bản: Thực trạng và chính sách
Tóm tắt: Cũng như Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản đang phải đối diện với thực trạng thiếu lao động chất lượng cao. Già hóa dân số ngày càng tăng, tỷ lệ sinh thấp dẫn tới tỷ lệ dân số lao động (trong đó có lao động chất lượng cao) ngày càng sụt giảm mạnh ở Nhật Bản. Bài viết* tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Nhật Bản, chỉ ra những ngành nghề thiếu hụt lao động chất lượng cao nhiều nhất ở nước này và phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.
6. HOÀNG MINH LỢI
Chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc: sự tương đồng và khác biệt
Tóm tắt: Cho đến nay, chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt nhiều thành công và có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Chiến lược này cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt về các mục tiêu, phương thức mà hai quốc gia đã và đang triển khai. Những mục tiêu, phương thức của mỗi quốc gia dựa trên nền tảng cơ bản về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong nước và quốc tế. Bài viết đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc.
7. PHẠM THU THỦY
Chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản hiện nay
Tóm tắt: Nhật Bản là một trọng số nước tiên tiến hàng đầu thế giới trong phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong những thập niên cuối thế kỷ XX nhưng sau đó bị tụt hậu so với Trung Quốc, Mỹ và một số nước Tây Âu. Để hồi sinh vị thế tiên phong thế giới và khắc phục những vấn đề kinh tế, xã hội đang đặt ra cấp bách cho quốc gia này, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực hoạch định, hoàn thiện và triển khai chiến lược phát triển công nghệ AI trong những năm vừa qua. Bài viết góp phần làm rõ quá trình hoạch định và những điểm nổi bật về nội dung chiến lược trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản, một số triển vọng triển khai và những liên hệ bước đầu với chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.
8. PHẠM THỊ THU GIANG
Phật giáo cận đại Nhật Bản và vấn đề tự do tín ngưỡng
Tóm tắt: Minh Trị duy tân của Nhật Bản thường được nhìn nhận là một cuộc cải cách sâu rộng trong xã hội Nhật Bản bằng cách tiếp thu văn minh phương Tây, đưa nước Nhật từ chế độ phong kiến lên chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, về mặt tư tưởng chính trị thì chính phủ đương thời lại theo phương châm phục cổ và tôn Thần đạo lên làm quốc giáo. Chỉ qua việc khảo cứu quá trình đưa quy định về “tự do tín ngưỡng” vào Đại Nhật Bản đế quốc hiến pháp và phản ứng của các tăng ni Phật giáo, có thể thấy những mâu thuẫn trong việc lựa chọn tư tưởng chính trị, sự lúng túng của cả chính phủ lẫn giới Phật giáo trong việc tiếp thu những khái niệm, tư tưởng mới từ phương Tây. Từ đó có thể làm rõ cách thức cận đại hóa riêng của giới Phật giáo Nhật Bản đương thời.