- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. PHAN CAO NHẬT ANH
Hợp tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ
Tóm tắt: Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ từ khi được khôi phục vào năm 1952 đã trải qua những giai đoạn khác nhau. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù hai nước duy trì mối quan hệ hữu nghị nhưng hợp tác giữa hai bên còn nhiều hạn chế. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ được tăng cường đáng kể. Đặc biệt, trong lĩnh vực chính trị an ninh, hai bên đã có những bước tiến phù hợp với bối cảnh mới của khu vực.
2. TRẦN THỊ HẢI YẾN, VÕ MINH HÙNG
Nhìn lại đối ngoại Trung Quốc năm 2021
Tóm tắt: Trải qua năm 2020 khó khăn, Trung Quốc bước vào năm 2021 với quyết tâm giảm thiểu những thách thức trong môi trường đối ngoại, đồng thời gia tăng vị thế, cải thiện hình ảnh quốc gia. Tuy vậy, nước này cũng đang đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là những thay đổi ngày một phức tạp trong quan hệ Trung - Mỹ. Với sự kiện 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 2021 là một năm quan trọng của Trung Quốc trong việc củng cố quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới góc nhìn đối ngoại, 2021 cũng là năm để Trung Quốc khẳng định mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh quốc gia của mình, chuẩn bị cho năm 2022 với sự kiện Đại hội Đảng lần thứ XX. Bài viết đi vào phân tích mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Trung Quốc năm 2021, từ đó đánh giá những điểm nổi bật của nước này và xu hướng chính trong năm 2022.
3. TRƯƠNG PHAN THANH THỦY
Tình hình chính trị - kinh tế của Mông Cổ năm 2021
Tóm tắt: Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị - kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mông Cổ. Trong năm 2021, chính trị Mông Cổ cũng có biến đổi lớn vơi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 2021, kinh tế nước này mặc dù có khởi sắc nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết trình bày một số nét về tình hình chính trị - kinh tế của Mông Cổ trong năm 2021.
4. NGUYỄN DUY LỢI
Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các giá trị tham khảo cho Việt Nam
Tóm tắt: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế với đặc điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Hợp tác xã phát triển rộng khắp thế giới như là những tổ chức liên kết, tự trợ giúp của người dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vượt qua những khó khăn, trở ngại mà từng cá nhân không thể thực hiện được. Mục tiêu của hợp tác xã là tối đa hóa các dịch vụ cho xã viên, đem lại lợi ích cho xã viên và cho cộng đồng, rất khác với doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư. Trải qua nhiều năm phát triển, phong trào hợp tác xã ngày càng lớn mạnh và trở thành những lực lượng xã hội thu hút đông đảo các tầng lớp xã hội, đặc biệt nông dân, công nhân, những người lao động trong các ngành nghề khác nhau tham gia. Ngày nay, hợp tác xã đã phát triển thành thiết chế quan trọng góp phần khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, của các quá trình toàn cầu hóa, tư nhân hóa, đô thị hóa..., thúc đẩy dân chủ, đoàn kết xã hội, sự phát triển cân bằng và bền vững. Bài viết* phân tích một số kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.
5. TỐNG THÙY LINH
Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc
Tóm tắt: Là một trong bốn cấu phần của tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Hàn Quốc. Trải qua hơn 120 năm phát triển, hợp tác xã Hàn Quốc ngày càng vững mạnh. Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) là một trong những lực lượng nòng cốt của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Theo dữ liệu của Đo lường giá trị hợp tác xã trên toàn cầu (World Cooperative Monitor) do ICA thực hiện năm 2018, tính theo doanh thu (USD), NACF xếp hạng 11 trong tổng số 300 hợp tác xã và tổ chức F tương hỗ lớn nhất. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Hàn Quốc và tổ chức quốc tu c tế, tác giả bài viết* mong muốn cung cấp bức tranh tổng thể về hợp tác xã thông qua làm rõ khái niệm, loại hình, cơ sở pháp lý cũng như quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc.
6. PHẠM THỊ THANH BÌNH, VŨ NHẬT QUANG
Phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan
Tóm tắt: Phát triển năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt – là những ngành năng lượng tái tạo ở vùng lãnh thổ Đài Loan có thế mạnh. Bài viết phân tích những lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan.
7. ĐINH CÔNG HOÀNG
Trung Quốc ứng phó với “bong bóng” nợ của thị trường bất động sản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng “bong bóng” nợ bất động sản được bắt đầu từ nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande lớn hàng đầu ở Trung Quốc với số nợ hơn 300 tỷ USD. Đứng trước tình trạng đó, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã kịp thời chỉ đạo, tiến hành xây dựng các giải pháp cứu trợ nhằm tái cấu trúc hoạt động của các tập đoàn và của thị trường này. Dự báo cuối năm 2022, thị trường này sẽ được phục hồi và đi vào hoạt động lành mạnh, phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích những đóng góp của thị trường bất động sản cho nền kinh tế Trung Quốc; các giải pháp ứng phó với “bong bóng” nợ của thị trường bất động sản; đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
8. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển thương hiệu quốc gia
Tóm tắt: Trong quá trình phát triển thương hiệu quốc gia từ trước đến nay, Nhật Bản đã và đang đạt được nhiều thành công to lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế. Bên cạnh thành công (và cả hạn chế) là những kinh nghiệm quí giá mà Nhật Bản có được thông qua các mục tiêu, phương thức của phát triển thương hiệu quốc gia. Những kinh nghiệm đó thật sự hữu ích để Nhật Bản tiếp tục triển khai, thực hiện quá trình này cho hiện tại và tương lai.