- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. PHẠM HỒNG THÁI
Chính sách văn hóa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thời Chủ tịch Kim Jung-un: Những dấu hiệu đổi mới
Tóm tắt: Kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jung-un cầm quyền, Triều Tiên đã có nhiều dấu hiệu đổi mới được dư luận quốc tế chú ý. Bài viết góp phần làm rõ thêm chủ đề này thông qua việc phân tích những đổi mới trong chính sách văn hóa của Triều Tiên dưới thời Chủ tịch Kim Jung-un trong ba lĩnh vực nổi bật là văn hóa đại chúng, giáo dục và du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Triều Tiên đã có những đổi mới trong chính sách văn hóa; song về căn bản, chỉ là những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế mới trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc vốn có. Những dấu hiệu thay đổi không ổn định trong văn hóa đại chúng hiện nay cũng cho thấy thế lưỡng nan trong chính sách của Triều Tiên trước nhu cầu đổi mới đất nước và việc đảm bảo an ninh cho thể chế chính trị hiện hành.
2. HUỲNH TÂM SÁNG, PHẠM ĐỖ ÂN
Vị thế và thách thức của Hàn Quốc trong việc tham gia Bộ tứ
Tóm tắt: Tuy là một đồng minh quan trọng của Mỹ, chia sẻ nhiều giá trị dân chủ với các thành viên của Bộ tứ và quan ngại về sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn chưa có nhiều động thái tham gia vào thể chế khu vực này. Việc Hàn Quốc “né tránh” can dự vào Bộ tứ đã đặt ra nhiều vấn đề, nổi bật là mức độ gắn bó trong quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn, vai trò cường quốc tầm trung của Hàn Quốc và cam kết của Hàn Quốc đối với hoà bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ thực tiễn nêu trên, bài viết tìm hiểu những thuận lợi và thách thức của Hàn Quốc trong việc gia nhập Bộ tử cũng như đưa ra một số nhận xét về khả năng tham gia và cam kết của Hàn Quốc đối với Bộ tứ nói riêng và an ninh khu vực nói chung.
3. CHU CÔNG HÙNG
Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc
Tóm tắt: “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” (Digital Silk Road - DSR) được Trung Quốc giới thiệu vào năm 2015 trong sách trắng chính thức của chính phủ nước này, như một hợp phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Kể từ khi DSR được công bố, các dự án DSR trở thành một trong những ưu tiên chính sách của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bài viết đi vào tìm hiểu mục đích, quá trình thực hiện Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc, từ đó gợi mở bước đầu cho những lựa chọn của Việt Nam.
4. BẠCH HỒNG VIỆT
Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Nhật Bản, Hàn Quốc: bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Kinh tế tuần hoàn còn gọi là kinh tế không phế thải, nghĩa là tất cả các chất thải, sản phẩm phụ, phế phụ phẩm, thiết bị, công cụ, vật liệu,…đã qua sử dụng, còn trong quá trình sản xuất này sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác, quay vòng liên tục và cuối cùng không để lại chất thải. Những năm qua, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia khá thành công trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở Đông Bắc Á, bài viết phân tích thực trạng và những thành công của từng quốc gia trong việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó gợi mở cho sự phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
5. TRƯƠNG PHAN THANH THỦY
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Đài Loan và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên thế giới. Mỗi nước trên thế giới lại có những cách thức thực hiện khác nhau để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2016, kinh tế tuần hoàn trở thành mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của Đài Loan, chính quyền Đài Loan đã đề xuất một loạt chính sách để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Bài viết trình bày tình hình và kết quả thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của Đài Loan từ năm 2016, từ đó rút ra gợi ý chính sách cho Việt Nam.
6. TRẦN NGỌC NHẬT
Một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển du lịch ở Nhật Bản từ năm 2012 đến nay
Tóm tắt: Từ năm 2012 đến nay, Nhật Bản đã chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành du lịch vốn có nhiều tiềm năng sẵn có nhưng chưa được khai thác triệt để. Trên nền tảng của chính sách kinh tế Abenomics, nhiều giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ các ngành du lịch nhằm thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa đã được ban hành và thực hiện khá hiệu quả. Nhờ đó, ngành du lịch ở Nhật Bản đã có sự khởi sắc, đem lại thêm nhiều nguồn thu cho đất nước, quảng bá và tạo dựng uy tín và vị thế của Nhật Bản ở nước ngoài. Bài viết phân tích một số giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển du lịch ở Nhật Bản từ năm 2012 đến nay.
7. NGÔ HƯƠNG LAN
Sự biến đổi của cộng đồng ở Nhật Bản từ năm 1945 đến nay
Tóm tắt: Cộng đồng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Cộng đồng là nơi mà các cư dân kết nối chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giải quyết khó khăn, tạo ra môi trường sống an tâm, an toàn, đồng thời cư dân cùng với chính quyền nỗ lực cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp cho cộng đồng đó phát triển, đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Bài viết tìm hiểu sự biến đổi của cộng đồng ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này, đồng thời chỉ ra những vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt.
8. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRANG
Tìm hiểu tổ chức Soka Gakkai Quốc tế (SGI)
Tóm tắt: Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, do sự thay đổi về Luật Pháp nhân tôn giáo cũng như sự biến động của đời sống xã hội, số lượng các tổ chức tôn giáo mới ở Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Ngoài các tổ chức mới thành lập, còn có các tổ chức đã ra đời từ trước khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, song bây giờ mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Trong số đó, Soka Gakkai là tổ chức Phật giáo mới, có số tín đồ đông đảo, tham gia nhiều lĩnh vực như giáo dục, xuất bản, chính trị...Đặc biệt ảnh hưởng tới các quốc gia ngoài Nhật Bản cũng khá đáng kể, hoạt động tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ nhờ vào giáo lý chặt chẽ, thiết thực và cách truyền giáo và tổ chức hoạt động linh hoạt, bám sát hoàn cảnh thực tế.