Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11 năm 2022

Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

QUAN HỆ QUỐC TẾ:

1. NGUYỄN NGỌC MẠNH - VŨ THỊ THANH XUÂN

Đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Tóm tắt: Đại hội XIII (2021) của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ Đổi mới là: Thực hiện nhất quán đường lối đổi ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoa, đa dạng hoả quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Theo đó, quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, dựa trên thực lực và vị thế của quốc gia, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Quan điểm này cũng chính là nền tảng, cơ sở cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay.

 

2. LÊ THỊ THU HƯƠNG - HOÀNG THẾ ANH

Phản ứng của Trung Quốc đối với Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng

Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh Trung - Mỹ đang diễn ra gay gắt, trước và ngay sau khi Mỹ công bố Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific Economic Framework: IPEF), Trung Quốc đã có nhiều phản ứng đối với Khuôn khổ hợp tác kinh tế bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chi lần lượt trình bày về các tuyên bố của lãnh đạo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại Trung Quốc; Bình luận của chuyên gia; Những hành động ứng phó của Trung Quốc với IPEF.

 

CHÍNH TRỊ - LUẬT:

3. LÊ THỊ THU HẰNG

Chính trị và tiêu dùng ở Mỹ

Tóm tắt: Khi xã hội tiêu dùng ngày một phát triển ở Mỹ, việc làm rõ mối giữa tiêu dùng và quyền công dân ngày càng trở nên quan trọng. Trong những thập niên gần đây, nhiều học giả trong và ngoài nước Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến việc đưa quan hệ chủ đề chính trị vào các nghiên cứu về thúc đẩy tiêu dùng nhằm làm rõ tác động qua lại giữa chính trị, thị trường và người tiêu dùng. Chính trị được xem là có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, định hình, điều tiết và chi phối sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ. Bài viết dưới đây sẽ tổng quan và phân tích một số thời điểm thể hiện rõ vai trò của chính trị trong tiêu dùng của nước Mỹ thế kỷ XX.

 

4. VŨ THỊ HƯNG

Tác động của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Chính quyền Donald Trump đối với an ninh Đông Á

Tóm tắt: Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở vào năm 2019. Những hoạt động triển khai chiến lược này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình an ninh khu vực Đông Á. Bên cạnh việc tăng mạnh chi tiêu và tập trung nhiều hơn nguồn lực quốc phòng tại khu vực, Mỹ xác định tăng cường, củng cố quan hệ với các đồng minh, đối tác an ninh trong khu vực, tập hợp lực lượng nhằm duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự. Quá trình này tiếp tục làm biến đổi hệ thống an ninh “Trục và nan hoa” của Mỹ đã thiết lập ở khu vực, đồng thời làm dày đặc và phức tạp hơn mạng lưới an ninh ở khu vực Đông Ả. Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một mặt tạo ra sự cân bằng lực lượng ở khu vực, mặt khác khiến tình hình an ninh khu vực tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do những phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc đối với chiến lược khu vực mới của Mỹ.

 

KINH TẾ - XÃ HỘI:

5. NGUYỄN MINH TUẤN

Ngành công nghiệp bán dẫn và cạnh tranh Mỹ - Trung trong ngành công nghiệp bán dẫn

Tóm tắt: Chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy do đại dịch COVID-19, cũng như cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt giữa Mỹ với Trung Quốc, đặc biệt là cạnh tranh trong ngành công nghiệp bán dẫn. Bài viết mô tả sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng bán dẫn và chỉ ra vị thế hiện nay của Mỹ và Trung Quốc trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Bài viết cũng phân tích tham vọng của Trung Quốc khi tham gia chuỗi cung ứng, chỉ ra các biện pháp đối phó của Mỹ đối với Trung Quốc và đưa ra một số nhận xét chung về cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn.

 

6. LÊ THỊ VÂN NGA - TRẦN THÀNH THỌ

Chính sách phát triển công nghệ của Mỹ trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nhờ đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ và thực hiện các chính sách thúc đẩy các ngành công nghệ cao trong nước, Trung Quốc đã có những bước phát triển đột phá về công nghệ, khiến khoảng cách về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng thu hẹp. Trước nguy cơ soán ngôi từ phía Trung Quốc, Mỹ đã xây dựng một chiến lược cạnh tranh công nghệ toàn diện với Trung Quốc bao gồm cắt đứt nguồn cung đối với các công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, hạn chế dòng chảy công nghệ vào Trung Quốc và tăng cường đầu tư vào các công nghệ mới trên thị trường nội địa ở Mỹ. Bài viết sẽ phân tích một số chính sách phát triển công nghệ của Mỹ trong bối cảnh sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc bao gồm: các chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước và các chính sách kiềm chế cạnh tranh về công nghệ từ phía Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump và giai đoạn đầu dưới thời Tổng thống Joe Biden.

 

7. VŨ ĐĂNG LINH

Phát triển nông nghiệp ở Brazil hiện nay

Tóm tắt: Nông nghiệp là một lĩnh vực thành công về tăng trưởng năng suất và xuất khẩu của Brazil thời gian gần đây. Xuất khẩu nông sản đem lại giá trị thặng dư lớn và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nói chung của Brazil. Brazil đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu, trong đó tiêu biểu là sản xuất và xuất khẩu đậu tương và mía đường. Sự thành công của nông nghiệp Brazil nhờ phần lớn vào những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn nâng cao khả năng cạnh tranh của nông nghiệp xuất khẩu Brazil thời gian qua.

 

29 lượt xem