Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12 năm 2022

Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - LUẬT:

1. ĐỊNH CÔNG TUẤN

Cục diện thế giới và giải pháp hội nhập quốc tế hiệu quả của Việt Nam

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biển động, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại các khu vực và trên thế giới, nhằm giành giật vị trí lãnh đạo khu vực, toàn cầu, đã tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập quốc tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các nhân tố chính tác động đến cục diện thế giới hiện nay, bài viết đưa ra một số giải pháp hội nhập quốc tế hiệu quả của Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của cục diện thế giới.

 

2. CÙ CHÍ LỢI

Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc: hiện trạng và xu thế

Tóm tắt: Cạnh tranh và chia tách công nghệ cao Mỹ - Trung Quốc là một đặc trưng lớn trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay và trong tương lai. Trung Quốc đang vươn lên rất nhanh trên bản đồ công nghệ thế giới, đe doạ vai trò thống trị của Mỹ trong công nghệ, cũng như làm lung lay vị trí số một thế giới về kinh tế và quân sự của quốc gia này. Mỹ sẽ triển khai áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm Mỹ là cường quốc hàng đầu về công nghệ và đồng thời quyết liệt ngăn cản khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ của Trung Quốc, cũng như sự vươn lên của Trung Quốc trên lĩnh vực này.

 

QUAN HỆ QUỐC TẾ:

3. NGÔ THỊ LAN ANH

Những điều chỉnh của Mỹ trong quan hệ với Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden

Tóm tắt: Hàn Quốc được coi là một trong những đối tác chiến lược và kinh tế quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á. Quan hệ giữa hai nước được duy trì và củng cố trong nhiều năm kể từ sau khi hai nước chính thức trở thành đồng minh vào năm 1953. Tuy nhiên, dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, mối quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn trở nên mờ nhạt. Sau khi Tổng thống Joe Biden lên lãnh đạo, với chủ trương thúc đẩy quan hệ với các nước đồng minh và đối tác trên thế giới nhằm xây dựng một liên minh đối phó với Trung Quốc và đưa Mỹ trở lại dẫn dắt trật tự đa phương, quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc đã từng bước được cải thiện trong các lĩnh vực: kinh tế, công nghệ, quân sự và an ninh khu vực.

 

4. ĐỖ HỒNG HUYỀN

Hợp tác quốc phòng Mỹ - EU trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine

Tóm tắt: Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022 đến nay được coi là thách thức an ninh lớn nhất đối với châu Âu. Nguy cơ này, đã khiến Mỹ và EU có nhiều động thái tăng cường hợp tác và trao đổi, thể hiện sự thống nhất và quyết tâm chung trong việc hỗ trợ Ukraine tự vệ và bảo vệ EU. Tuy nhiên, hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và EU vẫn bị ảnh hưởng bởi sự hoài nghi lẫn nhau và hợp tác thiếu hiệu quả. Do đó, cả hai bên vẫn cần phải loại bỏ những khác biệt trong quan hệ để phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc ứng phó với những thách thức ngày càng gia tăng hiện nay.

 

KINH TẾ - XÃ HỘI:

5. NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Những vấn đề về người nhập cư trái phép qua biên giới Mexico vào Mỹ

Tóm tắt: Sau khi sáp nhập các vùng lãnh thổ như California, New Mexico, Texas và Arizona vào lãnh thổ Mỹ ở thế kỷ XIX, luôn có sự di chuyển dòng người qua lại giữa biên giới Mexico - Mỹ. Đối với những người Trung và Nam Mỹ, Mexico được xem như là quốc gia trung chuyển của những người di cư và xin tị nạn trong khu vực với đích đến là Mỹ. Tuy nhiên, ở những thế kỷ sau, để hạn chế những người nhập cư từ biên giới Mexico vào Mỹ vì các vấn đề đi kèm, Mỹ đã có những hoạt động ngăn chặn tình trạng vượt biên, nhưng số người vượt biên tìm cách vào Mỹ vẫn ngày một nhiều bất chấp các biện pháp của Mỹ. Do đó, vấn đề về người nhập cư trái phép từ biên giới Mexico vào Mỹ luôn là một trong những vấn đề tác động đến an ninh, kinh tế - xã hội, chính trường của nước Mỹ. Bài viết sẽ tìm hiểu thực trạng nhập cư trái phép qua hiện giới Mexico vào Mỹ, những nhân tố thúc đẩy sự di cư đến Mỹ và cuối cùng là một số tác động của việc nhập cư trái phép đối với nước Mỹ.

 

VĂN HÓA - LỊCH SỬ:

6. TRẤN THỊ QUẾ CHÂU - PHẠM THỊ THANH HUYỀN

Chính sách trọng thương của Tây Ban Nha ở thuộc địa châu Mỹ và Philippines (Thế kỷ XVI-XVIII): Một nghiên cứu so sánh

Tóm tắt: Chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn trong lịch sử của các chính sách kinh tế của các cường quốc châu Âu từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII. Về cơ bản, Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh ba yếu tố then chốt để đảm bảo sự thịnh vượng của quốc gia, đó là độc tôn lợi ích của nhà nước, duy trì cán cân thương mại thuận lợi, mở rộng và cạnh tranh thương mại bằng hình thức độc quyền. Tây Ban Nha được ví là “tín đồ” của chủ nghĩa trọng thương mang nhiều đặc điểm của giai đoạn đầu - “chủ nghĩa trọng kim”. Điều này thể hiện rõ trong chính sách của Tây Ban Nha đối với các thuộc địa ở châu Mỹ và Philippines. Tuy vậy, khi tiến hành so sánh hai mô hình này, chúng ta nhận thấy nhiều điểm khác biệt. Các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ mang đầy đủ những tiêu chuẩn phổ biến của Chủ nghĩa trọng thương, trong khi Philippines lại là mô hình trọng thương "dị bản”. Điều này bị chi phối bởi những mục tiêu khác nhau của Tây Ban Nha khi chinh phục và thực dân hóa châu Mỹ và Philippines.

 

THÔNG TIN:

Tổng mục lục năm 2022

32 lượt xem