- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. ĐINH CÔNG TUẤN
Quan hệ Mỹ-Nga và triển vọng
Tóm tắt: Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Mỹ - Nga mặc dù vẫn có mặt hợp tác, nhưng sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai cường quốc này chưa bao giờ ngừng lại, nhất là khi nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin đã dần lấy lại vị thế cường quốc của mình trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã trải qua nhiều sóng gió, do những mâu thuẫn trong các vấn đề liên quan đến lợi ích địa - chiến lược. Sau nhiều động thải trả đũa lẫn nhau từ ngoại giao đến kinh tế, quan hệ Mỹ - Nga luôn trong tình trạng căng thẳng. Tình hình có vẻ khả quan hơn sau cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Biden được tổ chức tại Genève, Thụy Sỹ, ngày 16/6/2021. Tuy nhiên, theo giới phân tích việc cải thiện các mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ khó thành hiện thực trong một tương lai gần.
2. NGUYỄN TẤT GIÁP, NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Quan hệ Mỹ- Ấn dưới thời Donald Trump
Tóm tắt: Mỹ và Ấn Độ là hai nền dân chủ lớn nhất thế giới, có lịch sử quan hệ lâu đời nhưng cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ hai nước có sự chuyển biển mang tính bước ngoặt, chuyển từ cấm vận, trừng phạt về kinh tế lên thành quan hệ “đối tác chiến lược”. Khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền cùng với "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, Ấn Độ được Mỹ xem như là một nhân tố có vai trò trọng yếu trong Chiến lược này. Ngược lại, với khát vọng xây dựng một “Ấn Độ mới”, Ấn Độ cũng rất cần sự hợp tác với Mỹ trên mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế và quốc phòng - an ninh. Trên cơ sở đánh giả quan hệ Mỹ - Ấn dưới thời Tổng thống Donald Trump, bài viết chỉ rõ sự song trùng về lợi ích là nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp Mỹ - Ấn trong giai đoạn này và trong tương lai.
CHÍNH TRỊ - LUẬT
3. HOÀNG THẾ ANH
Động thái mới cạnh tranh Mỹ- Trung và hàm ý đối với Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đang có những động thái mới trong việc tập hợp lực lượng hình thành hai mặt trận cạnh tranh lẫn nhau. Xu hướng cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí còn quyết liệt hơn thời Tổng thống Donald Trump trước đây. Cuộc cạnh tranh này tiếp tục đem lại thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau trong quan hệ với hai cường quốc này, trong đó có Việt Nam.
4. NGÔ THỊ BÍCH LAN
Chính sách của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan dưới thời tổng thống Barack Obama
Tóm tắt: Sau sự kiện 11/09, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống G. Bush đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, thực hiện liên tiếp các cuộc chiến tranh ra bên ngoài dưới danh nghĩa chống khủng bố. Với sức mạnh quân sự vốn có, bất chấp sự phản đối của các nước đồng minh, Tổng thống G. Bush cho rằng có thể sử dụng sức mạnh cứng để áp đảo các nước, đặc biệt là Iraq và Afghanistan thông qua chiến tranh. Kết quả cho thấy, dù áp dụng kể cả biện pháp chính trị, quân sự và trừng phạt kinh tế, Chính quyền G. Bush vẫn không thể chấm dứt hoặc kết thúc chiến tranh tại khu vực này. Điều đó đã đặt ra những thách thức cho Chính quyền Tổng thống B. Obama về việc lựa chọn giải pháp phù hợp hơn nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Tổng thống B. Obama đã lựa chọn sử dụng quyền lực mềm với hy vọng kết thúc cuộc chiến tranh này bằng con đường ngoại giao ôn hòa. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quá trình triển khai và kết quả thực hiện của Chính quyền B. Obama trong việc giải quyết vấn đề chiến tranh tại Iraq và Afghanistan dưới góc nhìn quyền lực mềm.
KINH TẾ - XÃ HỘI
5. LÊ THỊ VÂN NGA
Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung trong những năm gần đây
Tóm tắt: Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung được cho là bắt nguồn từ sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc và đặt biệt là từ sau khi Trung Quốc đề ra kế hoạch “Made in China 2025” vào năm 2015, khiến cho vị trí dẫn đầu về công nghệ trên toàn cầu của Mỹ bị đe dọa. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã thực hiện một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao và các lệnh trừng phạt đối với các công ty công nghệ của Trung Quốc. Và sau khi ông Joe Biden lên nhậm chức, Mỹ tiếp tục gây áp lực đối với công nghệ của Trung Quốc. Đồng thời, Tổng thống Biden cũng cam kết tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy liên minh về công nghệ với các quốc gia đồng minh nhằm đối chọi với Trung Quốc, khiến cho những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước càng trở nên gay gắt.
6. PHẠM QUỲNH MAI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ và Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Tóm tắt: Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1995), dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Việt Nam đã liên tục tăng trưởng đều qua các năm và luôn duy trì là nhà đầu tư chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì dòng vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biển động và xu hướng mới của hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như sự bùng nổ của các hiệp định thương mại song phương FTA, dòng vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam bên cạnh những cơ hội còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Để nắm bắt được cơ hội cũng như vượt qua thách thức, yêu cầu đặt ra là Chính phủ Việt Nam cần phải có chính sách, bước đi quyết đoán và phù hợp, đảm bảo thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng cao từ Mỹ. Trên cơ sở đánh giá toàn bộ quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam, bài viết chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với việc thu hút FDI của Mỹ vào Việt Nam và nêu ra một số hàm ý chính sách.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
7. TRẦN THỊ THU HƯỜNG
Giáo dục đại học quốc tế ở Canada trong bối cảnh bình thường mới
Tóm tắt: Hệ thống giáo dục đại học quốc tế của Canada đã chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, khi nguồn thu giảm xuống, điều này khiển nhiều trường đại học phụ thuộc vào học phí của sinh viên quốc tế lâm vào tình trạng khó khăn. Ngoài các tác động kinh tế, Covid-19 còn tác động trực tiếp đến các sinh viên quốc tế, khiến họ phải đối mặt với những khó khăn trong việc hoàn thành các chương trình học tập. Trong bối cảnh đó, các tổ chức giáo dục đại học và Chính phủ Canada đã phải xác định lại hoạt động của giáo dục đại học quốc tế trong điều kiện bình thường mới, điều này sẽ kéo theo sự thay đổi về các chính sách và chương trình giảng dạy đối với sinh viên quốc tế. Trên cơ sở đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 và bối cảnh mới của giáo dục đại học quốc tế, bài viết phác thảo mô hình đào tạo đại học quốc tế mới và chỉ ra các cơ hội tiềm năng cho phát triển giáo dục đại học quốc tế của Canada sau đại dịch Covid-19.
THÔNG TIN
Liên minh Hoa Kỳ- Hàn Quốc