- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - LUẬT
1. CÙ CHÍ LỢI
Chuyến thăm nâng tầm quan hệ với Việt Nam của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris
Tóm tắt: Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang từng bước triển khai chính sách Châu Á mới của mình với mục tiêu duy trì ổn định, thúc đẩy thịnh vượng và đối phó với thách thức từ Trung Quốc. Chuyến thăm Việt Nam và Singapore của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào cuối tháng 8 năm 2021 cho thấy Mỹ rất coi trọng khu vực Đông Nam Á và một số đối tác quan trọng trong đó có Việt Nam, và Mỹ vẫn theo đuổi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như thực hiện các cam kết với khu vực. Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á và với chuyến thăm này của Phó Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực.
2. PHAN DUY ANH
Xây dựng thương hiệu chính trị của các đảng phái trong nền dân chủ Mỹ hiện đại
Tóm tắt: Thương hiệu chính trị ngày càng được sử dụng như một chiến lược vận động và quản trị trong nền chính trị Mỹ hiện đại. Dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa tiêu dùng đến đời sống xã hội Mỹ, các đảng chính trị và ứng cử viên ngày càng tinh vi hơn trong cách họ cạnh tranh để giành được sự chú ý và ủng hộ của cử tri. Điều này dẫn đến việc áp dụng các lý thuyết tiếp thị thương mại vào trong đời sống chính trị, đặc biệt là xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu chính trị sẽ cho phép các chủ thể chính trị thiết lập mối quan hệ và đáp ứng sự quan tâm của cử tri một cách hiệu quả hơn. Bài viết tập trung phân tích xây dựng thương hiệu chính trị của các đảng phải trong nền chính trị Mỹ hiện đại.
QUAN HỆ QUỐC TẾ
3. ĐINH CÔNG HOÀNG, HOÀNG THỊ LAN
Chuyển biến trong quan hệ Mỹ- Trung hiện nay
Tóm tắt: Hơn 7 tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thay vào đó, các quan chức ngoại giao cấp cao của hai bên đã gặp nhau hai lần tại Anchorage, Alaska (Mỹ) vào tháng 3/2021 và tại thành phố cảng Thiên Tân (Trung Quốc) vào tháng 7/2021. Cả hai cuộc đối thoại không những không đạt được kết quả như mong muốn, ngược lại giới truyền thông còn đánh giá bầu không khí “đầy căng thẳng” từ hai cuộc gặp gỡ trên. Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn đang diễn biến phức tạp và tiếp tục có những nét chuyển biến theo chiều hướng khó có thể hòa dịu và hợp tác. Nội dung bài viết dưới đây sẽ nhìn lại chiều dài lịch sử mối quan hệ Mỹ - Trung để thấy những biến chuyển trong quan hệ hai nước hiện nay; đồng thời đánh giả những nguyên nhân phía sau từ hai góc độ: sự điều chỉnh trong tâm thể của Trung Quốc và sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ.
4. TRẦN THỊ THU
Ngoại giao công chúng Mỹ trong chính sách tái cân bằng tại Châu Á- Thái Bình Dương dưới thời Obama
Tóm tắt: Được coi như một thành phần không thể thiếu trong hoạt động ngoại giao của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoại giao công chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, giải thích và vận động chính sách cũng như mở rộng các giá trị Mỹ. Dưới thời Chính quyền Obama, trong bối cảnh mới của nước Mỹ cũng như những thay đổi lớn của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, ngoại giao công chúng được đặc biệt chú trọng trong quá trình Mỹ triển khai chính sách tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các hoạt động ngoại giao công chúng của Chính quyền Obama tại châu Á - Thái Bình Dương trên cơ sở khái quát về sự điều chỉnh chính sách của Chính quyền Obama đối với khu vực, nơi Mỹ có những lợi ích kinh tế và chiến lược sâu rộng.
VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
5. LÊ THỊ THU HẰNG, NGUYỄN KIM ANH
Một số vấn đề lý thuyết trong nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ
Tóm tắt: Xã hội tiêu dùng lâu nay đã nhận được mối quan tâm của nhiều quốc gia trên toàn cầu. Xuất phát điểm, tiêu dùng được xem là thuộc phạm trù kinh tế học. Tuy nhiên, qua nhiều thập kỷ, vấn đề tiêu dùng nói chung và khái niệm xã hội tiêu dùng nói riêng đã vượt xa khỏi lĩnh vực kinh tế học và trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu chính trị học, xã hội học, triết học, thần học, văn hóa học, nhân học... Để phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, bài viết sẽ đề cập đến một số khái niệm, lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng, đồng thời đưa ra một vài nét khái quát lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ nhằm luận giải cho sự tiến triển của quá trình sản xuất và tiêu dùng trong xã hội hiện đại.
KINH TẾ - XÃ HỘI
6. PHẠM MẠNH HÙNG
Cuộc đối đầu công nghệ Mỹ- Trung Quốc
Tóm tắt: Cuộc đối đầu công nghệ Mỹ - Trung Quốc dù thời gian diễn ra chưa phải là dài nhưng đã có những tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, khiển không ít quốc gia “mắc kẹt” trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” này. Nhằm cung cấp thêm một góc nhìn rõ hơn về cuộc đối đầu công nghệ Mỹ - Trung Quốc, bài viết này tập trung làm rõ mục tiêu tham vọng và chiến lược của Trung Quốc nhằm vươn lên vị trí hàng đầu về công nghệ; phân tích các chính sách kiềm chế và bảo vệ vị thế bá chủ công nghệ của Mỹ; và dự báo về triển vọng của cuộc chiến công nghệ này.
7. LƯU HUYỀN TRANG
Chi tiêu thuế ở khu vực Mỹ Latinh và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Ưu đãi thuế hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những biện pháp được các quốc gia cùng sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu cho nền kinh tế, do đó làm phát sinh các chi tiêu thuế. Kế từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, các nước Mỹ Latinh đã trải qua một giai đoạn đầy biển động với bất ổn kinh tế vĩ mô tăng cao và tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đã giảm mạnh từ mức 3,5% giai đoạn 2000-2007 xuống còn 2% giai đoạn 2008-2019. Thâm hụt ngân sách tăng cao, bình quân trên 6% GDP, khiến tỷ lệ nợ công/GDP gia tăng trong những năm gần đây. Tình trạng thâm hụt ngân sách là do giảm thu ngân sách từ thuế và việc chính phủ các nước Mỹ Latinh áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế quan, làm cho chi tiêu thuế tăng lên. Trên cơ sở phân tích những tác động của chi tiêu thuế ở khu vực Mỹ Latinh trong giai đoạn 2008-2019, bài viết nêu ra một số hàm ý cho Việt Nam.