Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 11 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. LÊ THỊ HẰNG NGA

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Không bạo lực và 153 năm ngày sinh Mahatma Gandhi

 

2. LÊ THỊ ANH ĐÀO

Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: Vai trò của Đảng Quốc Đại

Tóm tắt: Ấn Độ là một đất nước đa tôn giáo, đa đẳng cấp và là một trong những trung tâm văn minh của phương Đông. Trong thời kỳ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, Ấn Độ nổi bật lên với một sức mạnh kiên cường, một tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Bài viết bàn về tình hình Ấn Độ dưới ách thống trị của thực dân Anh và sự ra đời của Đảng Quốc Đại - một chính đảng của giai cấp tư sản. Vai trò của Đảng Quốc Đại được thể hiện rõ qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đặc biệt, từ những năm đầu thế kỷ XX, Đảng đã lãnh đạo, tập hợp lực lượng với con đường “bất hợp tác trong bất bạo động” đầy sáng tạo để đưa cách mạng Ấn Độ đi đến thắng lợi.

 

3. VŨ NHẬT QUANG

Ngành dịch vụ vận tải biển Ấn Độ trước tác động của đại dịch COVID-19

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 tác động nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, làm gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; làm suy giảm tiêu dùng trong các ngành dịch vụ. Nghiên cứu cho thấy, đối với thị trường vận tải biển, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các yếu tố cung và cầu trên thị trường, khiến các doanh nghiệp vận tải biển lâm vào tình trạng khó khăn khi mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa sụt giảm và giả cước cũng giảm mạnh.

 

4. NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

Tác động từ chính sách thuế thu nhập cá nhân của Thái Lan đến vấn đề phân phối thu nhập và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt: Thuế thu nhập bắt đầu được áp dụng ở Thái Lan từ năm 1939. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính (1997), Thái Lan đã có nhiều thay đổi trong chính sách thuế thu nhập. Những lần cải cách thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) chủ yếu gắn với mục tiêu điều tiết phân phối thu nhập của người dân hướng đến giảm khoảng cách phát triển và đẩy nhanh mức tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan. Vậy mục tiêu cụ thể và nội dung của chinh sách TTNCN ở Thái Lan qua các thời kỳ là như thế nào? Những thay đổi đó có tác động gì đến vấn đề phân phối thu nhập của Thái Lan? Bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra cho Việt Nam trong việc áp dụng các chính sách TTNCN để điều tiết phân phối thu nhập? Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề nêu trên.

 

5. TRẦN THỊ LỆ

Lao động người nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến thực trạng lao động, việc làm của người nước ngoài và vai trò của họ đối với nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chỉ Minh (TP.HCM). Nội dung báo cáo dựa trên một phần dữ liệu khảo sát của đề tài “Người nước ngoài di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, với quy mô mẫu 600 người nước ngoài đang sinh sống, lao động, học tập tại đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số người nước ngoài tại TP.HCM đảm nhận những vị trí công việc có trình độ chuyên môn cao, làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, trong lĩnh vực kỹ thuật và giáo dục là chủ yếu. Lao động người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao đã bù đắp cho nguồn nhân lực trong nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao kỹ thuật của lao động người nước ngoài cho lao động trong nước chưa được nghiêm túc thực hiện; bên cạnh đó, tình trạng lao động người nước ngoài làm việc ở những vị trí mà lao động Việt Nam có thể đảm nhận đang đặt ra vấn đề đối với công tác quản lý nhà nước về lao động người nước ngoài tại TP.HCM hiện nay.

 

6. NGUYỄN ĐỨC CHIỆN, NGUYỄN THU HẢO

Việc học tập trực tuyến của sinh viên Hà Nội trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Tóm tắt: Sự bùng phát đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn nhân loại, trong đó có hoạt động giáo dục. Nhiều câu hỏi và thách thức mới đặt ra đối với hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học. Vận dụng lý thuyết học tập xã hội vào việc phân tích, khảo sát nhóm sinh viên, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2020, nghiên cứu đã phác thảo một bức tranh tổng quát về việc học trực tuyến (E-learning), sự thích ứng linh hoạt của sinh viên, giảng viên; đồng thời chỉ ra những khó khăn, yếu tố khách quan, chủ quan chi phối quá trình dạy - học. Theo tác giả, đây không chỉ là phương thức học tập thích ứng, một giải pháp tình thể trong bối cảnh đại dịch mà cần coi đó là phương án trong tương lai, khi mà công nghệ ngày càng phát triển.

 

7. NGUYỄN QUANG HỒNG, NGUYỄN THU HÀ

Cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt: Trong tiến trình hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam hiện nay, tự chủ đại học được coi là xu thế tất yếu, là điều kiện để các trường đại học tồn tại và phát triển. Trong xu hướng đó, vấn đề rất cấp thiết hiện nay của giáo dục đại học Việt Nam là cần có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Giáo dục đại học Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế này sau thời gian thi điểm. Quá trình tự chủ đại học đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng cũng còn nhiều thách thức, khó khăn, cần sự nỗ lực giải quyết của cả xã hội và hệ thống chính trị, đặc biệt là các trường đại học công lập hiện nay. Bài viết bàn luận một số giải pháp cơ bản cho tự chủ tài chính của các trường đại học công lập nhằm phát huy cơ chế này trong tiến trình cải cách giáo dục hiện nay.

 

8. ĐINH NGỌC RUẪN

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào: Truyền thống và hiện tại

Tóm tắt: Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, Việt Nam và Lào đã hình thành mối quan hệ đặc biệt. Để làm rõ nội hàm này, bài viết tập trung khai thác quan hệ giữa hai nước trong quá trình đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc (1930-1975). Nghiên cứu cũng phân tích sự phát triển của mối quan hệ đặc biệt trong hoàn cảnh mới, khi cả hai nước cùng tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

9. NHẬT NGÔ HƯƠNG LAN

Vấn đề chuẩn bị kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản của du học sinh và thực tập sinh Việt Nam trước khi sang

Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số người nước ngoài lưu trú lớn thứ hai tại Nhật Bản; du học sinh và thực tập sinh Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong lực lượng lao động ở Nhật, đóng góp cho nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, vẫn còn một số vấn đề nảy sinh do sự khác biệt về văn hóa và sự khuyết thiếu về kỹ năng ngôn ngữ. Bài viết khái quát tình hình du học sinh và thực tập sinh Việt Nam tại Nhật. Đồng thời, qua khảo sát trường hợp lớp tiếng Nhật dành cho du học sinh ngành điều dưỡng, bài viết tiến hành phân tích thực trạng chuẩn bị các kỹ năng mềm như ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa của du học sinh, thực tập sinh Việt Nam trước khi sang Nhật.

 

10. LÊ HỒNG HẠNH, LÊ QUỐC VIỆT, TRẦN KIM NGÂN

Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ mới ROPMIS như một phát hiện thú vị nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ (CLDV) ngân hàng dựa trên mô hình gốc dùng để đo lường CLDV vận tải biển ở Việt Nam. Mô hình vừa kế thừa những nghiên cứu trước đây vừa cập nhật những yếu tố mới như đề cao nhân tố con người trong việc đánh giả CLDV của một tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố tác động mạnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khi vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là các yếu tố thuộc Giá dịch vụ (GIA) và Quản lý (QL). Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp giúp gia tăng sự hài lòng của DNNVV tại ACB khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

52 lượt xem