Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 10 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 10 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. THÍCH NỮ NHƯ NGUYỆT

Sợi dây gắn kết của Ni giới Nam tông Kinh (Việt Nam) trên đảo quốc Sri Lanka

Tóm tắt: Hơn nửa thế kỷ qua, Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Sri Lanka đã cùng nhau đồng hành trong nhiều sứ mạng. Thông qua việc nghiên cứu mối liên hệ về truyền thống tu học của Ni giới Nam tông Kinh (Việt Nam) trên các phương diện giới pháp, giáo dục, hoằng pháp và truyền kỳ mạng mạch Ni giới, bài viết nhận định, hình hài giáo pháp Ni đoàn Nam tông Việt Nam vốn không phải hệ phải nội sinh mà được sản sinh và nối nguồn từ nước bạn Sri Lanka. Quá trình truyền trì mạng mạch Ni lưu Nam tông đã góp phần khẳng định và làm sống dậy lời dạy xưa của Phật Tổ, rằng nơi nào có sự tu tập, có hướng thiện, hướng thượng thì nơi đó, con người đó có đủ bản thể của Như Lai.

 

2. LENAGALA SIRINIWASA THERO

Quan hệ Phật giáo và lịch sử Việt Nam - Sri Lanka

Tóm tắt: Quan hệ Việt Nam - Sri Lanka đã có từ lâu đời với sự kết nối của Phật giáo. Hoàng đế Ashoka vĩ đại đã cử các phái đoàn truyền giáo (dhammadūta) đi các nước lân cận, đồng thời, quá trình trao đổi giáo pháp tự nhiên thông qua hoạt động giao thương trên con đường tơ lụa đã tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa các quốc gia châu Á. Kết quả là, một số tăng ni và đệ tử Phật giáo đã đến Việt Nam và truyền bá Phật giáo mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Tình hữu nghị của hai nước đã được phát triển qua quan hệ của các cá nhân và hội nhóm ở hai nước theo thời gian, mặc dù không có ghi chép lịch sử. Sri Lanka đã kiên quyết ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập (1954-1975). Sri Lanka cũng là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1970, Việt Nam đã mở cơ quan đại diện thường trú tại Colombo vào tháng 5/1971 trong khi Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc được kiêm nhiệm tại Việt Nam. Bài viết lược trình lại những dấu ấn đáng nhớ trong mối quan hệ Phật giáo và lịch sử hai nước.

 

3. THÍCH NỮ MỸ THỦY

Tình hữu nghị Phật giáo Việt Nam - Sri Lanka

Tóm tắt: Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một Thái tử Ấn Độ có tên là Sĩ-đạt-ta (Siddhattha), họ dòng thời gian, Phật giáo được truyền bá sang các quốc gia lân cận và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, Việt Nam và Sri Lanka là hai quốc gia tiếp nhận sự ảnh hưởng của Phật giáo từ rất lâu đời. Phật giáo Sri Lanka được nhận trọn vẹn giáo pháp từ Phật giáo Ấn Độ trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch vào thời vua A Dục (Ashoka); Phật giáo Việt Nam cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ cùng thời điểm đó nhưng về sau lại có phần ảnh hưởng đậm sắc màu Phật giáo Trung Hoa. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem mối liên hệ Phật giáo giữa hai nước có từ khi nào và đã hỗ trợ nhau ra sao trong tiến trình phát triển. Kết quả nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định tình hữu nghị Phật giáo giữa hai quốc gia.

 

4. RATHNASIRI RATHNAYAKA

Nguyên lý Phật giáo cơ bản và quan hệ tôn giáo - văn hóa Việt Nam - Sri Lanka

Tóm tắt: D i sản chung mà cả Phật giáo Theravāda (Tiểu thừa) và Mahāyāna (Đại thừa) đều sở hữu là học thuyết Phật giáo vượt thời gian, không tì vết và có thể ứng dụng rộng rãi. Phật giáo thời sơ khai bao gồm các nguyên lý cơ bản trong khi Theravāda được Trưởng lão Theras làm sáng tỏ hơn thông qua các Luận giải, Tiểu luận, v.v... Truyền thống Phật giáo Theravāda (Phật giáo Nguyên thủy) phổ biến ở Campuchia, Myanmar, Thái Lan...; và Phật giáo Mahāyāna (Phật giáo Đại thừa) chủ yếu được phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, các học thuyết nền tảng ở cả hai truyền thống đều giống nhau. Thực tế là, có sự khác biệt trong việc thực hành Phật giáo ở các vùng đất khác nhau do tính đa dạng về địa lý và văn hóa, như việc thực hành truyền thống Phật giáo Nguyên thủy ở Sri Lanka khác so với ở Thái Lan và Myanmar, việc thực hành Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam cũng khác so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng mặt khác, lại vẫn có vô số điểm tương đồng về di sản Phật giáo giữa các quốc gia do bản sắc Phật giáo chung luôn trường tồn. Nghiên cứu giới thiệu các nguyên lý cơ bản đã nuôi dưỡng di sản Phật giáo chung dựa trên các yếu tố tôn giáo, văn hóa, nghi lễ và thực hành ở Sri Lanka và Việt Nam.

 

5. TRẦN NGỌC DIỄM

Cơ hội thúc đẩy mối quan hệ Phật giáo Việt Nam - Sri Lanka

Tóm tắt: Mối quan hệ Sri Lanka - Việt Nam bắt nguồn từ sự liên hệ của hai nước đối với Phật giáo và sau đó được nuôi dưỡng thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ của Sri Lanka đối với cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân của Việt Nam. Bài viết phân tích những yếu tố thuận lợi trong các mối liên hệ tương đồng về Phật giáo và chính sách tôn giáo được cả hai nước quan tâm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay, với những chính sách và mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, Việt Nam và Sri Lanka có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ Phật giáo. Qua đó, góp phần vào công tác tôn giáo ở mỗi nước, đồng thời đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống song phương và hợp tác nhiều mặt.

 

6. WIMALATHISSA, HUYNH KIM LAN

Một số vấn đề nổi bật về văn hóa Phật giáo Sri Lanka - Việt Nam Kirama

Tóm tắt: Văn hóa là một phần của quốc gia/dân tộc. Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong mỗi quốc gia. Một nền văn hóa phát triển tạo nên những con người văn minh. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến việc hình thành các giá trị văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sri Lanka và Việt Nam là hai quốc gia tiếp thu tinh hoa của Phật giáo để hun đúc nên nền văn hóa nước mình. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu các giá trị văn hóa Phật giáo quan trọng ở Việt Nam và Sri Lanka. Sử dụng các tài liệu được ghi chép lại, các củ liệu lịch sử và thông qua một số nghi lễ văn hóa Phật giáo, nghiên cứu đã phát hiện ra những đặc điểm nổi bật của văn hóa Phật giáo ở cả hai quốc gia với nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Thông qua Phật giáo và văn hóa Phật giáo, có thể tìm được những điểm hòa hợp giữa hai quốc gia.

 

7. LÊ THỊ HẰNG NGA

Đóng góp của Anagarika Dharmapala đối với phong trào cải cách Phật giáo và phục hưng dân tộc ở Ceylon (Sri Lanka) cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Tóm tắt: Anagarika Dharmapala (1864-1933) là một nhà cải cách, một học giả, tác gia nổi tiếng người Aceman anh ankan ong được nhỏ làm vì nhà cải cách, móp tới với phe gia một chuẩn nhưng Phật giáo và phục hưng dân tộc ở Sri Lanka. Ông là nhà truyền đạo quốc tế đầu tiên của Phật giáo thời cận hiện đại, người đã thuyết giảng về Phật pháp ở cả ba châu lục: châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Ông là người tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Ấn Độ khi tôn giáo này gần như đã hoàn toàn biến mất trên mảnh đất sinh ra nó. Ông là một trong những người sáng lập của Hội Thông thiên học (Theosophical Society). Anagarika Dharmapala để lại di sản lớn khi ông qua đời ở tuổi 68 vào năm 1933. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích đóng góp của Anagarika Dharmapala với phong trào cải cách phật giáo và phục hưng dân tộc ở Sri Lanka cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Bài viết khẳng định, Anagarika Dharmapala có đóng góp đáng kể trong việc cải cách Phật giáo và đánh thức ý thức dân tộc của người dân đối với những vấn đề chính trị, xã hội, tôn giáo, kinh tế và giáo dục của đất nước. Tư tưởng cải cách của Anagarika Dharmapala tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người dân Sri Lanka ngày nay trong công cuộc xây dựng và phát triển một đất nước tươi đẹp, phồn thịnh.

 

8. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Luận về “buông” của Phật giáo

Tóm tắt: Từ các phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, tác giả làm rõ, “buông” là một trong những triết lý thâm sâu của Phật giáo. Nhờ tuệ, con người hiểu và biết cách buông để từng bước được giải thoát khỏi Tham, Sân, Si và Vô minh, Ái dục. Ở Việt Nam, “buông” không chỉ là thuật ngữ của cửa Thiền mà đã đi vào trong đời sống dân sinh, làm nên nét đẹp của văn hóa và đạo đức. Thực tiễn cho thấy, xã hội càng phát triển thì con người càng cần phải biết buông. Đó là một trong những lý do làm cho đời và đạo xích lại gần nhau.

 

9. ILUKEWELA DHAMMARATHANA THERO

Khảo sát về các căn và duyên tạo ra Thần thức

Tóm tắt: Thần thức vinñāna tạo ra Danh và Sắc (nāma-rūpa) là do Hành sankhāra tạo sinh. Đây là theo thuyết nhân quả. Tuy nhiên, khi Đức Phật giảng giải về biến tri (pariyāyena), thì ta nhìn thấy sự đa dạng trong những lời dạy của Ngài như một lẽ tự nhiên. Luận Udayabbayanānaniddesa trong bộ Đạo Vô Ngại Giải Patisambhidamagga minh họa rằng tam uẩn gồm Thọ (vedanā), Tưởng (sannā) và Hành (sankhārā) được tạo ra bởi Xúc (phassa) (tayo kandhā phassa samudayā). Với sự phát triển của các trường phải A-tỳ-đàm, những lời dạy của Đức Phật đã được hệ thống hóa. Theo đó, chú giải của Phật giáo Nguyên thủy về Vibhangappakarana, Sammohavinodani, giải thích rằng ba danh pháp gồm Tư tâm sở cetanā, Xúc tâm sở phassa và Tác ý tâm sở manasikāra nên được xác định là sankhārakkhando. Dhammasanganippakarana minh họa vedanakkhandho, saññākkhandho và sankhārakkhandho dưới dạng Tâm-sở cetasikas, và Thần thức vinnānās dưới dạng Tâm cittās. Abhidharmakosābhāsya của trường phải A-tỳ-đàm Sarvāstivāda, giới thiệu hai loại Hành (sankhārā); citta-samprayuktās và citta-viprayuktās nói rằng citta-viprayuktās được mô tả là những căn duyên của citta (Tâm). Do đó, người ta còn tranh luận rằng viññāna (Thần thức) là do sankhāra (Hành) tạo ra trong khi citta (Tâm) không do Tâm-sở cetasikas tạo ra và cũng không do Duyên mà vì cả Tâm và Tâm-sở cetasikas đều tuân theo bốn đặc tính đặc biệt: cùng phát sinh, cùng diệt vong, cùng lấy một đối tượng và cùng phát sinh từ cùng một căn. Vì Luận Phát thủ Patthānappakarana minh họa hai mươi bốn duyên, nên chúng tôi khảo sát các duyên khác nhau bằng cách nghiên cứu các giáo lý ban đầu của Phật giáo Nguyên thủy và trường phải Sarvāstivāda.

 

10. TRẦN THANH THỦY

Tam Tạng Pali và quá trình phiên dịch sang Việt ngữ

Tóm tắt: Tam Tạng Pali là kho tàng kinh điển cổ xưa nhất ghi lại trọn vẹn giáo pháp của Đức Phật. Nghiên cứu Tam Tạng Pali có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận giáo lý Nguyên thủy sơ khai, giúp tìm về cội nguồn chánh pháp nguyên thủy, thuận khiết, đầy đủ, không rời rạc mà Đức Phật Gotama đã đích thân chỉ dạy. Vì lẽ đó, ở các quốc gia tôn sùng đạo Phật như Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Campuchia... đã lưu truyền song song cả bản Tam Tạng Pali và bản dịch theo ngôn ngữ nước mình. Ở Việt Nam, với công lao tu tập, tinh tấn, kiên trì dịch thuật Thánh Điển của các bậc Trưởng lão Tịnh Sự, Thích Minh Châu, Indacanda Chánh Thân, việc phiên dịch Tam Tạng Pali cũng đạt được những thành tựu nhất định, qua đó đã phần nào đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học hỏi, thực tập Phật Pháp của các Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Bài viết mang tính chất tổng hợp, giới thiệu một cách khái quát về nội dung của Tam Tạng Pali, đồng thời xác định lại một lần nữa công lao “khai sơn phủ thạch” của các bậc cao tăng trong công tác phiên dịch sang Việt ngữ.

 

 

 

36 lượt xem