- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 2 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. PHAN CAO NHẬT ANH
Ấn Độ tự chủ chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Tóm tắt: Cạnh tranh toàn diện Mỹ - Trung mang tính toàn cầu là đặc điểm nổi bật nhất trong cục diện thế giới hiện tại và tương lai. Cạnh tranh này chi phối đến toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền vào năm 2014, Ấn Độ áp dụng chính sách đa liên kết với cả Mỹ và Trung Quốc nhằm tối đa hóa sức mạnh quốc gia, đồng thời thực hiện quyền tự chủ chiến lược. Bài viết chỉ ra rằng, với tiềm lực kinh tế và quân sự vốn có, xu hướng trong tương lai là Ấn Độ giữ thế cân bằng trong cục diện cạnh tranh Mỹ - Trung, nâng cao quyền tự chủ chiến lược quốc gia.
2. ĐẶNG THU THỦY
Sự điều chỉnh chính sách Hướng Đông sang chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á
Tóm tắt: Quan hệ giữa Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có lịch sử lâu đời. Văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ đã có ảnh hưởng rộng khắp ở khu vực này trong vài thế kỷ. Chính sách Hướng Đông (LEP) là thử nghiệm bước đầu để Ấn Độ tiến sang Đông Nam Á, còn chính sách Hành động hướng Đông (AEP) lại là một biện pháp mới của Thủ tướng Narendra Modi để tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á (Huy Thông, 2019). Có thể thấy rõ, mỗi nước lớn đều có những đối sách và phương thức thực hiện chiến lược “xoay trục”, điều chỉnh chính sách của mình, nhưng đều mong muốn hướng tới các chủ trương và hành động vì hòa bình, tôn trọng lợi ích của các quốc gia liên quan, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong một thế giới đang hội nhập mạnh mẽ, đỏ là điều kiện tiên quyết để cùng nhau tới đích thịnh vượng. Thủ tướng Modi ngày càng tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực, tạo dựng lòng tin qua việc triển khai AEP để có thể cân bằng lực lượng tại Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
3. NGUYỄN ĐẮC TÙNG, TRẦN THỊ HỌA MY
Chính sách ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã càn quét toàn thế giới, làm cho kinh tế suy thoái, cơ sở hạ tầng y tế thiếu hụt. Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, Ấn Độ đã đưa ra một số chính sách để đối phó với COVID-19, đồng thời xử lý các mối quan hệ quốc tế với các nước láng giềng ở Ấn Độ Dương. Bài viết trả lời cho câu hỏi: Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến chính sách ngoại giao của Ấn Độ? Ấn Độ đã ứng phó với các thách thức khu vực trong môi trường chiến lược này như thế nào thông qua những chính sách ngoại giao thời kỳ COVID-19? Kết quả nghiên cứu cho thấy, COVID- 19 được xem là chất xúc tác định hình môi trường chiến lược của Ấn Độ. Trong khi Ấn Độ phải đối mặt với một môi trường chiến lược phức tạp trên phạm vi quốc tế, thì giới cầm quyền vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của nước này ở Ấn Độ Dương nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực thông qua ngoại giao y tế và các chiến lược can dự vào khu vực.
4. PHÙNG THỊ THẢO
75 năm quan hệ Ấn Độ - Pakistan: Căng thẳng và xung đột
Tóm tắt: Pakistan là một trong số những quốc gia láng giềng đặc biệt quan trọng của Ấn Độ. Cùng tách ra từ tiểu lục địa Nam Á vào năm 1947, mối quan hệ của Ấn Độ và Pakistan đã trải qua lịch sử 75 năm đầy biến động và sóng gió, với không ít căng thẳng, xung đột. Để hiểu hơn về bản chất và đặc điểm của mối quan hệ này, bài viết sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: (i) tóm lược các dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước thông qua các sự kiện nổi bật; (ii) làm nổi bật đặc điểm của mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan giai đoạn 1947-2022; (iii) giải thích các nhân tố chi phối mối quan hệ giữa hai quốc gia Nam Á này. Với những nội dung kể trên, nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá đầy đủ hơn mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan nói riêng và mối quan hệ đối ngoại của Ấn Độ nói chung.
5. VÕ MINH TẬP, TRẦN HÙNG MINH PHƯƠNG
Sự hiện diện của Vương quốc Anh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hậu Brexit
Tóm tắt: Sự mở rộng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPR) đã, đang và sẽ vấp phải sự phản kháng ngày càng tăng từ một loạt quốc gia bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Khu vực này hiện là một tâm điểm chiến lược địa chính trị quan trọng của thế giới. Một loạt các quốc gia đang tích cực điều chỉnh triển vọng chiến lược của họ và xây dựng các chính sách cụ thể cho IPR, trong đó có Vương quốc Anh. Ngày nay, dưới tác động của COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh hậu Brexit (sau năm 2020), Vương quốc Anh buộc phải xem xét lại nhiều khía cạnh trong chính sách đối nội và đối ngoại để thích ứng với những thay đổi lớn của thế giới, trong đó có tầm quan trọng ngày càng tăng của IPR. Bài viết tập trung xem xét các lợi ích của Vương quốc Anh ở IPR; quan điểm và chiến lược của nước này ở IPR; quá trình triển khai chiến lược tại IPR; và cuối cùng, đánh giá tác động từ sự hiện diện của Vương quốc Anh ở IPR và tương lai của họ.
6. PHAN THỊ ANH THƯ
Hợp tác Hàn Quốc - ASEAN trong thế kỷ XXI
Tóm tắt: Trong thế kỷ XXI, hành trình quay trở về “chủ nghĩa khu vực”, tăng cường tương tác và phát triển quan hệ sâu rộng với ASEAN là bước đi quan trọng của ngoại giao Hàn Quốc, khởi đầu từ việc thay đổi tư duy kết giao nước lớn bằng định hướng củng cố quan hệ với các nước láng giềng đang phát triển ở Đông Nam Á. Xuất phát từ thực tế trên, bài nghiên cứu tập trung phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc - ASEAN hiện nay; trên cơ sở đó, bước đầu rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho Hàn Quốc và Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.
7. NGUYỄN ĐỨC TOÀN, TÔ THỊ MINH TÂM, NGUYỄN THỊ TUYẾT PHƯỢNG, MAI NGUYỄN ÁI VY, NGUYỄN THỊ THÁI CHÂU
Manga Nhật Bản: Thực trạng đọc và ảnh hưởng đến học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tóm tắt: Cho đến nay, Manga đã rất phổ biến ở Nhật Bản và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Manga (truyện tranh Nhật Bản) đã góp phần làm phong phú hơn đời sống văn hóa giải trí của nhiều thế hệ học sinh. Từ thực tiễn nghiên cứu, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đánh giá, phân tích thực trạng đọc và ảnh hưởng của Manga đối với học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, làm cơ sở để gia đình, nhà trường định hướng giáo dục cho các em và quản lý loại hình văn hóa đọc này.
8. ĐINH THỊ THẢO, HUỲNH THANH PHONG
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở tỉnh Bình Định cuối thế kỉ XIX
Tóm tắt: Cuối thế kỉ XIX, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải cả nước nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng. Cùng với những chính sách khai thác, sử dụng các tuyến giao thông thủy bộ của thực dân Pháp, giao thông vận tải bằng đường bộ ở tỉnh Bình Định cũng được tu sửa, mở rộng. Trên cơ sở đó, các loại phương tiện, hàng hóa vận tải cũng đa dạng và phong phú hơn. Sự phát triển của vận tải đường bộ một mặt giúp chính quyền thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa; mặt khác cũng tạo điều kiện cho giao thương buôn bán, kích thích sản xuất ở tỉnh Bình Định phát triển.
9. BÁ MINH TRUYỀN
Văn hóa biển của người Chăm vùng Nam Trung Bộ
Tóm tắt: Địa bàn cư trú của người Chăm trải dài từ Bắc Trung Bộ đến Biên Hòa, phía Tây giáp với dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, phía Đông tiếp giáp biển cả mênh mông. Nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải của khu vực Đông Nam Á, người Chăm sớm tiếp xúc với thế giới bên ngoài và làm chủ được vùng Biển Đông rộng lớn thông qua trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, biển là một thành tố trong văn hóa Chăm, chiếm vị trí quan trọng trong các lễ hội, tín ngưỡng, tập quán và hoạt động kinh tế, xã hội.
10. HUỲNH THỊ THU LINH, NGÔ NGỌC TỒN, TRẦN MẠNH HOÀNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang
Tóm tắt: Thông qua việc khảo sát 125 cán bộ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang và tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tích hồi quy đa biến, nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang. Ba yếu tố có mức độ tác động từ cao đến thấp lần lượt là: (1) Phúc lợi và chế độ chính sách, (2) Môi trường và tiền lương, (3) Hứng thủ công việc. Từ những kết quả nghiên cứu thu được, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa động lực làm việc cũng như hiệu suất công việc của công chức, viên chức tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang.
11. NGUYỄN QUANG BÌNH
Phát huy nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ nội hàm nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây vừa là nguyên nhân, vừa là bài học có giá trị lịch sử và thời đại sâu sắc. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng đất nước qua hơn 35 năm đổi mới, tác giả đề xuất một số biện pháp chính nhằm tiếp tục phát huy nhân tố chính trị - tinh thần trong Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” nhằm góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay.