- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 10 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯỚC MINH
Chính sách phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi
Tóm tắt: Việc nghiên cứu, so sánh, đối sách chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động, tìm hiểu thực trạng, dự báo triển vọng về phát triển kinh tế xanh ở các quốc gia phát triển, đang phát triển và chậm phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bên cạnh nghiên cứu bối cảnh chung kinh nghiệm về chiến lược phát triển kinh tế xanh của các quốc gia, bài viết tập trung tìm hiểu trường hợp điển hình Nam Phi, là nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất trong các quốc gia châu Phi. Việc nghiên cứu về hiện trạng và lý giải các thành công, thất bại về phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi có ý nghĩa nhiều mặt, một mặt nhằm rút ra bài học thành công cũng như thất bại của Nam Phi, để từ đó gợi ý cho Việt Nam điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược, chính sách và kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế xanh, hưởng đến tăng trưởng xanh cho Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050. Mặt khác, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với Nam Phi nói riêng và với các quốc gia châu Phi nói chung.
2. ĐỖ ĐỨC HIỆP
Khả năng hợp tác của Việt Nam với UAE về ODA
Tóm tắt: UAE có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực Trung Đông. Hai nền kinh tế có thể bổ sung cho nhau phục vụ lợi ích chung của hai nước. Việt Nam có thể trở thành đầu cầu để UAE thâm nhập vào thị trường ASEAN và ngược lại UAE có thể trở thành cửa ngõ để Việt Nam bước vào thị trường Trung Đông và châu Phi. Trong khi UAE là một trong những nhà cung cấp ODA lớn trên thế giới, Việt Nam là quốc gia nhận nhiều nguồn vốn ODA từ nước ngoài. Tuy nhiên quan hệ ODA giữa UAE và Việt Nam dường như vẫn dùng ở vạch xuất phát. Khả năng thu hút ODA của Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn không gian tương đối lớn, đặc biệt là các loại tài trợ mới. Điều này thể hiện rõ trọng quan điểm, mục tiêu và chiến lược thu hút ODA của Việt Nam. Việt Nam cần tìm hiểu một cách hệ thống, bài bản cách thức vận hành và hình thức hoạt động của Quỹ Phát triển Abu Dhabi. Chi khi hiểu rõ cơ chế hoạt động của Quỹ Phát triển Abu Dhabi, Việt Nam mới có những bước tiếp cận phù hợp để tiếp nhận các nguồn ODA từ UAE.
3. TRẦN THÙY PHƯƠNG
Chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực Trung Đông
Tóm tắt: Trung Đông là khu vực có vị trí địa - chính trị quan trọng của thế giới bởi đây là ngã ba, tiếp giáp với ba châu lục là châu Á, châu Âu, châu Phi. Trung Đông còn là mỏ dầu của thế giới, chiếm tới 65% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Chính bởi vị trí chiến lược này và tiềm năng tài nguyên vô cùng dồi dào, nên các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc... đều muốn gây ảnh hưởng tại đây. Trong bối cảnh khu vực có nhiều thay đổi, nhất là từ khi chính biến Mùa xuân Arab bùng nổ năm 2010, chiến lược của các nước lớn tại khu vực này có những thay đổi đáng kể. Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và của Trung Quốc tại Trung Đông, tác giả bài viết đánh giá và dự báo tác động của chiến lược Mỹ - Trung đến các quốc gia Trung Đông trong thời gian tới.
4. NGUYỄN THÚY ANH
Vai trò của các nước Trung Đông trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu
Tóm tắt: Trung Đông luôn là khu vực đóng vai trò quan trọng bậc nhất đến an ninh năng lượng thế giới với gần 50% sản lượng dầu mỏ toàn cầu và gần 40% sản lượng dầu mỏ xuất khẩu trẻ thế giới. Do vậy, mọi điều chỉnh chính sách liên quan đến sản xuất, giả cả dầu mỏ cũng như những biến động chính trị của các nước khu vực Trung Đông đều có ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường năng lượng thế giới. Trong bối cảnh địa chính trị khu vực tiếp tục căng thẳng; cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn tại khu vực Trung Đông ảnh hưởng lớn đến thị trưởng dầu mỏ thế giới; cuộc chiến giữa Nga – Ucraina, mâu thuẫn giữa Nga – EU về dầu mỏ và khí đốt; xu thế sử dụng năng lượng mới không dựa vào năng lượng hoá thạch;... liệu vai trò và vị thế trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu của các nước Trung Đông có bị thay đổi? Bài viết sẽ tập trung phân tích bối cảnh, hiện trạng và xu hướng để trả lời câu hỏi này.
5. BÙI NGỌC TÚ
Vai trò của các nước lớn trong cuộc đua quyền lực tại khu vực Trung Đông
Tóm tắt: Tình trạng bất ổn hiện nay trên thế giới, từ chiến tranh, dịch bệnh cho đến sự lây lan của khủng bố, thảm họa khí hậu... có nguyên nhân một phần từ việc các quốc gia bá quyền tích trữ của cải và tham vọng khuất phục các quốc gia khác. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về cuộc chạy đua quyền lực của các quốc gia lớn tại Trung Đông: Mỹ vẫn là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực, Nga và Ukraina đang sử dụng các quyền lực chinh để thu hút các quốc gia Trung Đông, Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua này trong chiến lược Vành đai - Con đường, cuối cùng là châu Âu với những chính sách mang đầy nghịch lý tại khu vực.
6. TRƯƠNG HOÀNG THÙY VÂN
Thay đổi chiến lược và chính sách tiếp cận của Trung Quốc ở châu Phi
Tóm tắt: Từ năm 1979, chính sách tiếp cận của Trung Quốc đối với châu Phi thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của Trung Quốc. Các chính sách đều khởi động từ kinh tế, từ đó lan tỏa sang các nội dung chính trị, an ninh, quân sự và trên nhiều mặt của đời sống xã hội, giúp Trung Quốc và châu Phi luôn duy trì mối quan hệ gần gũi. Trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh phương thức phát triển mới, chiến lược “Hướng ra bên ngoài” được thể hiện rõ trong các chính sách được Trung Quốc triển khai áp dụng đối với châu Phi. Từ năm 2000 đến năm 2020, hợp tác song phương có những điểm sáng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao; châu Phi là đối tác không thể thiếu trong Chiến lược “vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc ấn định năm 2020. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hai nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại, một số nội dung hợp tác ngoại giao, chính trị, xã hội khác. Dự báo trong thời gian tới, sẽ có ba hướng tác động quan trọng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc với châu Phi: từ phía Trung Quốc; từ cục diện phát triển của châu Phi; từ bối cảnh phát triển thế giới.
7. LÊ VÂN
Hợp tác giữa EU - châu Phi về ứng phó biến đổi khí hậu và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Châu Phi là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nghiêm trọng bởi các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, các quốc gia Châu Phi kêu gọi sự hợp tác quốc tế để tìm kiếm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết này góp phần làm rõ một số biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu tại châu Phi và sự cần thiết hợp tác giữa EU và châu Phi trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là làm rõ sự thiết lập cơ chế hợp tác, hình thức và công cụ hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu giữa EU và châu phi. Qua đó, đưa ra một số hàm ý chính sách hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay.
8. LÊ BÍCH NGỌC
Chính sách hỗ trợ việc làm cho dân tộc thiểu số tại Nam Phi
Tóm tắt: Hiện nay, thế giới chưa có một khái niệm thống nhất về “dân tộc thiểu số” mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra các khái niệm, quy định khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội. Tại Nam Phi, sau khi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid bị xóa bỏ, bản Hiến pháp năm 1996 không đề cập đến vấn đề “dân tộc thiểu số” mà chỉ đề cập đến các nhóm tộc người thuộc các nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, có thể suy luận rằng, những dân tộc có tỷ lệ dân số thấp trong tổng dân số của Nam Phi sẽ được xem là “thiểu số”. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết này tìm hiểu về chính sách hỗ trợ việc làm dành cho dân tộc thiểu số tại Nam Phi.