- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 7 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. PHẠM THỊ KIM HUẾ
Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Nigeria: Thành tựu và hạn chế
Tóm tắt: Nigeria là quốc gia Tây Phi, có quy mô dân số lớn nhất châu Phi, song hiện đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số nghèo lớn nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Nigeria đang chuyển đổi nền kinh tế nâu vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế xanh để xóa đói giảm nghèo mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Nhiều chương trình, kế hoạch, chính sách và chiến lược có liên quan đến kinh tế xanh đã được tích cực hoạch định. Trong đó, một số đã được hiện thực hóa, đạt được kết quả, song một số khác không khả thi, thất bại bởi nhận thức và nguồn tài chính còn hạn chế, đi kèm với sự chồng chéo, không thống nhất trong quản lý.... Bài viết sau đây tìm hiểu về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xanh ở Nigeria và tình hình triển khai, tập trung ở một số ngành kinh tế xanh quan trọng như: nông nghiệp xanh, công nghiệp-giao thông xanh, dịch vụ-tiêu dùng xanh. Để từ đó, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế xanh ở Nigeria.
2. ĐINH CÔNG HOÀNG
Hệ sinh thái công nghiệp 4.0 tại Israel
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích hiện trạng phát triển hệ sinh thải công nghiệp 4.0 (HSTCN 4.0) của Israel, gồm có sự kết nối HSTCN 4.0 của Israel vào các doanh nghiệp trên toàn cầu, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các viện nghiên cứu. Để hiểu thêm HSTCN 4.0 từ quan điểm của các nhà sản xuất, cần nhấn mạnh giá trị quan trọng mà các doanh nghiệp khởi nghiệp của Israel mang lại cho lĩnh vực này là xuất phát từ nhu cầu và khó khăn của nền kinh tế từ đó đưa ra các giải pháp trong bối cảnh CMCN 4.0. Với số lượng ngày càng tăng các công nghệ sáng tạo đột phá được tạo ra bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp cùng với sự quan tâm ngày càng lớn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thành tựu ứng dụng KHKT, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong HSTCN 4.0. Từ thực trạng trên, tác giả sẽ đi sâu phân tích sự hình thành, xây dựng và phát triển HTSCN 4.0 của Israel, một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển nhất trên thế giới hiện nay.
3. NGUYỄN BẢO THƯ
Thực trạng và triển vọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Tóm tắt: Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2018 trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 10,4% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP toàn cầu, đóng góp khoảng 319 triệu việc làm trên toàn thế giới. Do lợi ích nhiều mặt mà ngành du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam nằm ở khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của thế giới trong thế kỷ XXI. Đây là cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, trở ngại. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đồng thời chỉ ra triển vọng và một số vấn đề trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch Việt Nam giai đoạn này.
4. HỒ DIỆU HUYỀN
Bất bình đẳng y tế tại Nam Phi trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá về thực trạng bất bình đẳng xã hội tại Nam Phi trong lĩnh vực y tế. Bài viết cho thấy trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các khuôn khổ thể chế tại Nam Phi luôn duy trì sự bất bình đẳng. Người dân Nam Phi gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế do chi phí y tế cao, thủ tục rườm rà và thiếu đầu tư vào y tế cơ sở, đặc biệt là sự khác biệt khi điều trị tại khu vực công lập và khu vực tư nhân. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dưới tác động của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch, người nghèo, phụ nữ, người da đen, lao động tự do,... bị hạn chế hơn các nhóm đối tượng khác trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, thực tế tại Nam Phi cho thấy, các vấn đề bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế tại đây không sâu sắc thêm do tác động của đại dịch. Hệ thống y tế đã thích nghi nhanh chóng với Covid-19 vượt ngoài các dự báo trước đó.
5. ĐỖ VĂN DUNG, PHẠM QUANG NGỌC, NGUYỄN CAO SƠN, HOÀNG TRUNG KIÊN, LÊ BỘ LĨNH, LÊ XUÂN BÁ, TẠ HOÀNG HÙNG, VŨ VĂN TRƯỜNG, ĐỖ THỊ MINH NGỌC
Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
Tóm tắt: Trong giai đoạn đầu mới tách tỉnh (1992), Ninh Bình là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, sau 30 năm, đặc biệt từ sau năm 2016 đến nay, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp luôn được đẩy mạnh, tăng trưởng theo hướng tích cực. Tỉnh Ninh Bình đã phát huy tốt, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có và tăng thêm nhiều nguồn lực ưu thế để phát triển công nghiệp. Giai đoạn 2016-2020 công nghiệp tỉnh Ninh Bình phát triển ổn định, đóng góp đáng kể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Với mục tiêu đề xuất một số giải pháp ưu tiên đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, nhóm tác giả bài viết đã áp dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, trên có sở đó đề xuất 6 giải pháp ưu tiên đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
6. LÊ ĐỨC HẠNH
Ảnh hưởng của sống đạo Islam đến văn hóa - xã hội người Chăm ở An Giang
Tóm tắt: Islam giáo là một trong các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, tôn giáo này hiện diện chủ yếu trong cộng đồng người Chăm và đã có những biến đổi, giao thoa với tín ngưỡng, tôn giáo khác, hình thành nên cộng đồng Chăm Islam, Chăm Bà Ni, Chăm Bà la môn. Người Chăm ở An Giang theo Islam, có quan hệ đồng đạo với các cộng đồng Islam ở Đông Nam Á, khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Trong sinh hoạt tôn giáo của người Chăm ở An Giang cho thấy giáo luật của Islam giáo đã có những ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế... của cộng đồng này. Bài viết cho thấy lược sử du nhập, sự hình thành cộng đồng Chăm Islam ở An Giang và những ảnh hưởng từ sống đạo Islam đến văn hóa – xã hội tộc người Chăm ở An Giang.