- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 12 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LÊ PHƯỚC MINH
Phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi và Nigeria: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Phát triển kinh tế xanh nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, bộ ban ngành, giới nghiên cứu, doanh nghiệp và người dân ở Nam Phi và Nigeria. Nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch được tích cực hoạch định và khẩn trương triển khai. Nội dung, mục đích kinh tế xanh được lồng ghép trong các chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia (NDP) trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nam Phi và Nigeria cũng thành công trong việc tập trung hoạch định riêng các chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xanh và luật hóa. Nam Phi có Hiệp ước kinh tế xanh năm 2011 của Nam Phi, Chiến lược xanh hóa đô thị, Chiến lược giao thông xanh giai đoạn 2018-2025, Sách trắng về thích ứng biến đổi khí hậu, Luật rác thải, Luật đa dạng sinh thái, Luật chất lượng không khí, Quỹ xanh... Nigeria có Lựa chọn xanh, Luật môi trường quốc gia năm 2011, Kế hoạch hành động giảm thiểu phù hợp quốc gia, Chiến lược tầm nhìn 20:2020, Kế hoạch tăng trưởng và phục hồi kinh tế giai đoạn 2017-2020, Trái phiếu xanh (GB)... Bài viết tập trung khái quát các thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi và Nigeria, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. KIỀU THANH NGA, LÊ KIM SA
Đánh giá về khủng hoảng nhân đạo ở châu Phi từ cuộc xung đột Nga – Ukraine
Tóm tắt: Ngày 24 tháng 02 năm 2022, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố bắt đầu thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào Ukraine, gây ra một làn sóng chấn động thế giới. Không chỉ ở châu Âu, làn sóng này nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến các nước khu vực ở châu Phi, từ địa chính trị đến kinh tế. Châu Phi có khả năng sẽ bị đẩy xa khỏi khả năng phục hồi sau cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, thách thức an ninh lương thực trở nên cấp bách hơn, nguy cơ về những bất ổn xã hội, an ninh - chính trị sẽ ngày càng cao hơn. Mặt khác cũng cho thấy, châu Phi đang ngày càng độc lập hơn, đa dạng hóa đối tác hơn. Châu Phi tiếp tục là khu vực hướng tới của các nước lớn, các quốc gia mới nổi và vai trò của địa chính trị châu Phi ngày càng trở nên quan trọng.
3. NGUYỄN ĐÌNH NGÂN, VÕ THỊ MINH LỆ
Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng các bộ chỉ số đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội
Tóm tắt: An ninh, trật tự an toàn xã hội là nền tảng quan trọng để đảm bảo duy trì sự phát triển xã hội. Nhờ đảm bảo được an ninh, trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép xã hội vận động theo hướng tích cực dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để góp phần đánh giá cụ thể tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong từng giai đoạn, từng khu vực, một số tổ chức, quốc gia trên thế giới đã xây dựng bộ chỉ số tổng hợp làm thước đo phản ảnh về các mặt của vấn đề này. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng các bộ chỉ số này nhằm chỉ ra những đặc điểm chính, chiều cạnh, chỉ tiêu và lưu ý quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng một bộ chỉ số tương tự ở Việt Nam.
4. HỒ DIỆU HUYỀN, NGUYỄN THÚY ANH
Phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi: Thành tựu và hạn chế
Tóm tắt: Nam Phi là quốc gia có vai trò và vị thế quan trọng tại SADC và AU và là quốc gia thuộc nhóm BRICS và G20. Do vậy, phát triển kinh tế xanh thành công sẽ góp phần giúp Nam Phi không chỉ thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, thể hiện vai trò lãnh đạo của Nam Phi về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và Chương trình Nghị sự châu Phi 2063, mà còn có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm hay là hình mẫu phát triển kinh xanh cho các quốc gia khác tại châu Phi. Bởi tiềm năng của nền kinh tế xanh trong việc tạo ra nhiều việc làm và giảm nghèo đói, bất bình đẳng là những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia châu Phi. Bài viết nhằm chỉ ra những thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế xanh tại Nam Phi trong thời gian qua, một mặt nhằm phản ánh thực trạng về phát triển kinh tế xanh ở Nam Phi, mặc khác, nêu một số hàm ý chính sách và bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
5. TRẦN ANH ĐỨC
Du lịch Halal ở Iran
Tóm tắt: Du lịch Halal đang trở thành xu hướng quan trọng của ngành du lịch trên toàn cầu. Khái niệm Halal và du lịch Halal cho đến nay vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Hồi giáo chỉ biết đến khái niệm này khi gặp khó khăn với các tiêu chuẩn của các quốc gia Hồi giáo. Do đó, việc nghiên cứu về Halal hay du lịch Halal là hết sức cần thiết, đặc biệt khi thị trường Halal đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và còn rất nhiều tiềm năng. Hoạt động phát triển du lịch Halal không còn mới ở các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là các quốc gia như Iran. Dù đã có những thành công bước đầu trong quá trình phát triển du lịch Halal, Iran vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nghiên cứu về hoạt động phát triển du lịch Halal tại Iran sẽ mang , nhiều ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất khẩu hàng hóa đạt tiêu chuẩn Halal sang thị trường này.
6. TRẦN KIM BÁ, NGUYỄN TRUNG TUYỂN
Thực trạng và triển vọng hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và UAE
Tóm tắt: Trong Đề án “Phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước châu Phi – Trung Đông giai đoạn 2016-2025” của Chính phủ, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong 10 quốc gia Trung Đông trọng điểm mà Việt Nam mong muốn tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác, trong đó chủ trọng đến hợp tác kinh tế, chủ yếu là thương mại – đầu tư. Sau 29 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với UAE có những bước phát triển vượt bậc. Hiện, UAE là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông, song hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và UAE vẫn ở mức khiêm tổn. Bài viết tìm hiểu nhu cầu thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và UAE, đánh giá về thực trạng hợp tác thương mại – đầu tư giữa hai nước giai đoạn 2010-2020, để từ đó dự báo về triển vọng đến năm 2030.
7. NGUYỄN THỊ HẰNG
Tác động của nền kinh tế GIG đối với người lao động Việt Nam
Tóm tắt: Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế GIG (kinh tế hợp đồng) cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự xuất hiện của các nền tảng kinh tế trung gian, không chỉ làm thay đổi quan hệ cung cầu của thị trường lao động mà còn làm thay đổi cách thức làm việc của người lao động để thích ứng. Điều này đòi hỏi sự nắm bắt nhạy bén và quản lý kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc tìm hiểu về nền kinh tế GIG nói chung và những tác động của nó (bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực) đối với người lao động ở Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay là những nội dung chính của bài viết này.
8. NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
Phát triển nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững tại Việt Nam
Tóm tắt: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với xu thế chung của thế giới, quan điểm phát triển bền vững nói chung, phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững đang là hướng đi mới, đúng đắn, tất yếu của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững hơn trong thời gian tới.
9. NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH
Phát triển du lịch Hồi giáo tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Du lịch được coi là ngành công nghiệp quan trọng mang lại nguồn thu nhập cho người dân Thái Lan. Ngành này hiện đang đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Du lịch Halal đã xuất hiện như một hiện tượng mới trong những năm gần đây. Chi trong một khoảng thời gian ngắn, thị trường khách du lịch Hồi giáo đã phát triển thành một trong những ngành công nghiệp hứa hẹn nhất. Bên cạnh, Malaysia và Indonesia là những quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng các điểm đến Halal, thì Thái Lan là một quốc gia ASEAN xếp thứ hai trong Bảng xếp hạng Mastercard-Crescent. Hơn nữa, du lịch Halal là một ngành kinh doanh mới có thể đáp ứng các nhu cầu riêng của khách du lịch Hồi giáo khi họ đi du lịch xa nhà. Điều này làm cho du lịch Halal trở thành một trong những ngành kinh doanh và cơ hội quan trọng để Việt Nam học hỏi Thái Lan nhằm thúc đẩy phát triển một nền du lịch văn hóa.