- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 1 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. HOÀNG THỊ HỒNG MINH
Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo: Thực tiễn ở một số nước và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Công nghiệp chế tạo là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những nguồn thuế quan trọng của ngân sách nhà nước. Để phát huy hiệu quả những thế mạnh và lợi ích mà ngành công nghiệp chế tạo mang lại, các quốc gia cần phải có một khung chính sách quản lý, điều tiết và hỗ trợ thích hợp giúp định hướng và đặt ra lộ trình phát triển cho ngành về dài hạn. Mỹ, Nhật Bản và Đức là ba trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp chế tạo với một hệ thống chính sách phát triển công nghiệp lâu đời nhưng vẫn mang tinh cập nhật, khoa học và rất chiến lược, hiệu quả nhưng không ngừng đổi mới. Nghiên cứu thực tiễn triển khai chính sách công nghiệp chế tạo ở ba quốc gia này sẽ đem lại những gợi mở quý giá cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng và triển khai các giải pháp chinh sách phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành.
2. ĐẶNG THÁI BÌNH
Áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ấn Độ
Tóm tắt: Phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên các hình thức điện tử (thương mại điện tử) đang trở thành xu hưởng được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới áp dụng. Ấn Độ với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của internet, công nghệ số và các chính sách khuyến khích của chính phủ đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà và vừa áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thương mại điện tử mang tới những cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Ấn Độ trong việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ấn Độ còn gặp nhiều khó khăn như vấn đề pháp lý, bảo mật thông tin, các giao dịch ảo.
3. LÊ THANH HÀ
Phân tích tác động của rủi ro chính sách trong nền kinh tế có lạm phát: Xu hướng thay đổi
Tóm tắt: Tác giả phát triển mô hình New-Keynes với ba đặc trưng quan trọng, bao gồm lạm phát xu hướng thay đổi, hạn chế tín dụng doanh nghiệp và rủi ro chính sách để phân tích hiệu ứng chu kỳ của lạm phát xu hướng. Tác giả xem xét rủi ro chính sách xuất phát từ củ sốc chính sách tiền tệ và chi tiêu chính phủ. Bằng việc sử dụng số liệu của Mỹ giai đoạn 1984 - 2015, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng rằng lạm phát xu hướng khuếch đại tác động tiêu cực của các cú sốc tới thị trường vĩ mô và tài chính. Kết quả hàm ý rằng những đề xuất về việc gia tăng tỷ lệ lạm phát mục tiêu của ngân hàng trung ương dường như không phải là liều thuốc tốt đặc biệt khi nền kinh tế Hạnh trải qua các rủi ro liên quan tới chính sách.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
4. PHẠM THÁI QUỐC
Tương lai của chiến tranh đến năm 2030 dưới góc nhìn của người Mỹ
Tóm tắt: Sau hai thập kỷ kể từ năm 1991, Mỹ nổi lên là cực duy nhất và gần như quyết định an ninh thế giới. Vì thế Mỹ là trục trong cấu trúc an ninh Trục - Nan hoa trên thế giới. Tuy nhiên, từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Phần thứ nhất của bài viết tóm tắt một vài xu hướng chính diễn ra trên thế giới trong hai thập niên qua. Phần thứ hai trình bày một số kịch bản về khả năng xảy ra chiến tranh từ. nay đến năm 2030. Nhiều nghiên cứu Mỹ cho rằng, danh sách các đối thủ của Mỹ có thể sẽ không đổi từ nay đến năm 2030. Mặt khác, giới học giả Mỹ lại nhận thấy những thay đổi đáng kể giữa các đối tác và đồng minh của họ. Ba khu vực chính - châu Á, châu Âu và Trung Đông - đều là những khu vực có khả năng xảy ra chiến tranh. Một cuộc xung đột ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể là kịch bản nguy hiểm nhất mà Mỹ phải đối mặt. Về mức độ nguy hiểm, chiến tranh ở châu Âu có thể xếp dưới chiến tranh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng cao hơn chiến tranh ở Trung Đông.
5. TÔN SINH THÀNH
Ấn Độ điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc
Tóm tắt: Ấn Độ coi quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ quan trọng nhất bởi Trung Quốc không chỉ là nước lớn, láng giềng lớn nhất, mà còn là đối thủ và thách thức lớn nhất. Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc kết hợp ba chiến lược, được theo đuổi đồng thời. Thứ nhất là cân bằng nội bộ, bằng cách tăng cường thực lực để phòng ngừa, đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Thứ hai là can dự với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau nhằm hạn chế xung đột. Thứ ba là cân bằng bên ngoài, bằng cách liên kết với những các cường quốc khác để đối trọng với Trung Quốc. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ chú trọng hai chiến lược cân bằng bên trong và can dự với Trung Quốc, nhưng chưa coi trọng chiến lược cân bằng ngoài.
Trong bối cảnh mới, nhất là sau khi nước này gia tăng hành động tranh chấp lãnh thổ trên biên giới với Ấn Độ gần đây, có nhiều dấu hiệu Ấn Độ đang điều chỉnh chính sách nói trên đối với Trung Quốc. Bài viết này sẽ nhìn lại những nỗ lực can dự với Trung Quốc trong lịch sử, sau đó sẽ làm rõ nội dung điều chỉnh và phân tích những lý do khiển Ấn Độ điều chỉnh chính sách hiện nay với Trung Quốc, cũng như những khó khăn, thuận lợi và tác động chiến lược của sự điều chỉnh đó.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. TRẦN THỊ PHƯƠNG DỊU
Chi phí lao động và giải pháp giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người lao động nói riêng và của hộ gia đình nói chung ngày một cải thiện. Tuy nhiên, xét từ phía doanh nghiệp, sự cải thiện thu nhập của người lao động cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí lao động của doanh nghiệp. Gánh nặng chi phí đó tăng lên bởi những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải cùng với người lao động đóng góp cho bảo hiểm xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong sự gia tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài, giải quyết vấn đề chi phí lao động sẽ là yếu tố then chốt để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn các lợi ích do hội nhập đem lại.
7. PHẠM MỸ DUYÊN
Hoàn thiện các chính sách xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trên lĩnh vực xã hội tại Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đề cập các quan điểm về vấn đề quyền con người trên lĩnh vực xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong thể chế hoả về pháp luật để đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực xã hội bao gồm quyền được an sinh xã hội, quyền tiếp cận nguồn lực XĐGN, quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quyền làm chủ của người dân trên lĩnh vực xã hội không tránh khỏi những hạn chế do thất bại của thị trường, sự can thiệp của nhà nước chưa đủ liều lượng và vai trò khu vực tư nhân chưa đủ mạnh. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền làm chủ của người dân trên lĩnh vực xã hội tại Việt Nam.