- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 1 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI – KHU VỰC
1. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, PHẠM VĂN LONG, NGUYỄN QUANG THÁI, JOHAN LANGEROCK, HERAWATI VÀ TONY SALVADOR
Vấn đề cạnh tranh thuế trong ASEAN: Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Tóm tắt: Ưu đãi thuế đã trở thành một công cụ nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư ở các nước đang phát triển. Các quốc gia có xu hướng cạnh tranh thay vì cùng nhau xây dựng một cơ chế chung vì lợi ích tập thể. Đây là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong ell củng cố đoàn kết để giải quyết các vấn đề phức tạp đang nổi lên trong khu vực, đặc biệt tiên là vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nghiên cứu cũng tìm hiểu về chị ống phi của các ưu đãi thuế TNDN và đề xuất các giải pháp mà ASEAN nên thực hiện để tyên loại bỏ dần các ưu đãi thuế không cần thiết nhằm giảm các tổn thất cho nền kinh tế thông qua việc lập danh sách trắng, danh sách đen về ưu đãi thuế, thiết lập một mức thuế suất thuế TNDN tiêu chuẩn tối thiểu cho toàn khu vực và xây dựng quy định về tin quản trị tốt các ưu đãi thuế.
2. HOÀNG XUÂN LONG VÀ HOÀNG LAN CHI
Kết hợp công nghệ bên ngoài với các yếu tố bên trong - thành công trong phát triển của các nước đi sau
Tóm tắt: Các nước đi sau muốn dựa vào công nghệ nhập từ bên ngoài để phát triển sẽ phải giải quyết một số vấn đề như: Có được trong tay công nghệ nhập từ bên ngoài, ứng dụng được công nghệ nhập vào sản xuất, sử dụng công nghệ nhập tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường bên ngoài, đổi mới và phát triển công nghệ nhập bản ra bên ngoài. Điều này đã được khẳng định qua thực tế phát triển của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... bài viết phân tích kinh nghiệm thành công trên thế giới và đưa ra hàm ý cho Việt Nam trong việc khắc phục các bất cập đã bộc lộ trên thực tế và kiên trì chủ tin trong trương kết hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài trong phát triển đất nước.
3. ĐẶNG MINH ĐỨC
Phát triển thị trường số ở liên minh châu Âu
Tóm tắt: Công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân của mỗi cả nhân và doanh nghiệp. Chúng đáp ứng được kết nối công việc, R&D, kinh doanh, giáo Danh dục, y tế, bảo vệ môi trường…. Chiến lược thị trường số của Liên minh châu Âu tập trợ vào quá trình chuyển đổi số, phát triển sản phẩm số ở trình độ cao... và thực hiện ứng dụng công nghệ số giúp EU phục hồi nền kinh tế, phát triển kinh tế và xã nền hội ở châu Âu. Bài viết phân tích, đánh giá tiềm năng và một số nội dung của phát triển non thị trường số ở Liên minh châu Âu.
4. BÙI NGỌC SƠN
Chính sách kiểm soát giá cả hàng nguyên liệu ở Trung Quốc và những tác động của nó
Tóm tắt: Khi giá hàng nguyên liệu cơ bản tăng mạnh vào đầu năm 2021, Chính phủ Trung Quốc đã liên tiếp đưa ra các biện pháp can thiệp thị trường nhằm kiểm soát giá cả những mặt hàng này. Trung Quốc lo sợ sự tăng giá sẽ bóp nghẹt sản xuất, giảm tăng trưởng, và cuối cùng sẽ dẫn đến lạm phát, gây bất ổn kinh tế. Vậy những biện pháp can thiệp của Trung Quốc mang tính chất gì? Những tác động và triển vọng của chúng sẽ ra sao? Bài viết trả lời cho những câu hỏi đó bao gồm: 1) Đó là các biện pháp can thiệp mang nặng tinh hành chính theo kiểu nền kinh tế mệnh lệnh trong quá khứ; 2) Những tác động của chúng chỉ là ngắn hạn; và 3) Về dài hạn những biện pháp này sẽ gây nhiều biển động tai hại đến thị trường vì chúng gửi đi những tin hiệu sai lệch và méo mó.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Cạnh tranh giữa các cường quốc ở Nam Cực
Tóm tắt: Hiệp ước Nam Cực năm 1959 đã góp phần ngăn chặn tuyên bố chủ quyền ở khu vực, giữ cho lục địa này là mảnh đất hòa bình, không bị quân sự hóa, tài nguyên thiên nhiên không bị khai thác bừa bãi, môi trường không bị tàn phá. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn không ngăn nổi các cường quốc và một số nước khác gia tăng cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng, tạo lợi thế cho cuộc đàm phán tương lai khi Hiệp ước chấm dứt hiệu lực vào năm 2048. Đúng lúc dịch Covid-19 hoành hành, không ít quốc gia phải ưu tiên hỗ trợ công dân, tạm ngưng hoạt động nghiên cứu khoa học, thì Trung Quốc và Nga lại khẩn trương đẩy thong mạnh đầu tư nhằm gia tăng “quyền lực mềm”, tạo lợi thế vượt trội tại Nam Cực.
VIỆT NAM – CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. HÀ THỊ MINH THU
Phát triển dịch vụ Logistics khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới
Tóm tắt: Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những cam kết sâu rộng, toàn diện hơn so với các FTA truyền thống. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam nói chung và của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Bài viết đánh giá khái quát thực trạng phát triển dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm này, chỉ ra tiềm năng, cơ hội và những khó khăn thách thức trong việc phát triển dịch vụ logistics ở khu vực này trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển dịch vụ logistics, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản, là những mặt hàng có lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm.
7. NGUYỄN VĂN CHIẾN VÀ ĐỖ THỊ THÙY DUNG
Giá dầu mỏ, cấu trúc vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh - nghiên cứu trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tóm tắt: Sử dụng số liệu doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và TPHCM (HOSE) từ năm 2009 đến năm 2019. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tác động cố định, tác động ngẫu và theo bình phương tối thiểu, phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát nhằm lựa chọn mô hình tốt nhất. Kết quả nghiên cứu thấy rằng, giả dầu không có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành năng lượng, nhưng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa giá dầu và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá dầu tăng lên có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với cấu trúc vốn, doanh nghiệp tăng sử dụng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn sẽ làm tăng hiệu quả của chính doanh nghiệp đó. Ngược lại, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên tổng tài sản không có tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành năng lượng.