- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 1 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. NGUYỄN QUỐC PHÓNG VÀ NGUYỄN ĐẮC HƯNG
Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương ở một số nước phát triển và tham khảo cho Việt Nam
Tóm tắt: Từ đầu năm 2022, các ngân hàng trung ương một số nền kinh tế lớn dần trở lại điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất của tình hình chính trị, thị trường tài chính quốc tế lại đặt ra những thách thức All mới như xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, giá dầu thô và giá gas trên thị trường quốc tế giao động mạnh và khó dự đoán, lạm phát tại nhiều quốc gia tăng lên mức kỷ lục. Diễn biến đó làm giảm triển vọng tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn cũng linh như toàn cầu. Vậy các ngân hàng trung ương trên thế giới điều hành lãi suất như thế nào? Lạm phát của Việt Nam và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra sao trong bối cảnh mới, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế theo Nghị quyết của Chính phủ? Bài viết tập trung vào nội dung này của ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển trên thế nghị cho Việt Nam.
2. Kiều Thanh Nga
Thực tiễn nhà nước xanh ở châu Phi dưới góc độ kinh tế chính trị
Tóm tắt: Các tranh luận về nhà nước xanh thường tập trung vào ý nghĩa chính trị, dưới góc nhìn của các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu và bỏ qua các quốc gia châu Phi vì cho rằng những nước này yếu kém, đã hoặc đang thất bại trong các mô hình phát triển này. Nhưng nếu xem xét việc bảo tồn sinh thái hay mối quan tâm về sự sống (của con người và các động thực vật nói chung) của các quốc gia châu Phi thì điều đó cần bổ sung. Bài viết tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị, phân tích thực tiễn về quản trị nhà nước về môi trường và sinh thái ở châu Phi, như chính sách nông nghiệp thời kỳ thuộc địa và quản lý động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ hậu thuộc địa. Đây là những vấn đề quan trọng của quản lý môi trường và trên thực tế, các quốc gia châu Phi cũng có thể được nhìn nhận từ góc độ nhà nước xanh.
3. NGUYỄN THANH GIANG
Điều chỉnh trong chế độ quản lý đất đai ở nông thôn Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay
Tóm tắt: Hệ thống quản lý đất đai ở Trung Quốc tồn tại theo cơ chế nhị nguyên, không thống nhất giữa thành thị và nông thôn. Điều này gây ra hàng loạt vấn đề “mất cân bằng, chưa tương xứng” hạn chế sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội. Chính vì thế, từ khi bước tin thi sang thế kỷ mới đến nay, Trung Quốc rất coi trọng cải cách chế độ quản lý đất đai ở nông thôn thông qua ban hành nhiều biện pháp cải cách trên các lĩnh vực như cải cách chế độ đất giao khoán ở nông thôn, cải cách chế độ trưng dụng đất đai hay chế định cơ chế đồng bộ đưa đất dùng cho xây dựng mang tính kinh doanh tập thể ở nông thôn vào thị trường... Bài viết phân tích một số điều chỉnh quan trọng trong chế độ quản lý đất đai ở nông thôn Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay.
4. ĐINH CÔNG HOÀNG
Quan hệ Nga - ASEAN và tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine
Tóm tắt: Sau khi đưa ra “Chiến lược hướng Đông” vào năm 2010, Liên bang Nga ngày càng coi trọng ASEAN trong chiến lược đối ngoại của mình. Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác và phát triển với ASEAN, không chỉ giúp Nga mở rộng được thị trường bán vũ khi, nguyên liệu và hàng hóa, mà còn giúp nước này nâng cao được vai trò, vị thế của mình trong khu vực, nâng tầm quan hệ đối tác Nga - ASEAN lên một ưu tiên mới cao hơn, tăng cường sự hiện diện của Nga trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Trên cơ sở phân tích quan hệ Nga - ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quân sự qua hai giai đoạn (từ năm 2010 đến năm 2022, và đặc biệt từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra đến nay). Bài viết đưa ra một số nhận xét về quan hệ hợp tác và phát triển Nga - ASEAN trong những năm tới.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. GIÁP THỊ VỊNH
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc kể từ chiến tranh thương mại
Tóm tắt: Việc Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách “đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong Chiến lược An ninh quốc gia (2017), cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc đã bắt đầu được định hình từ lĩnh vực thương mại tới công nghệ, từ kinh tế tới chính trị - an ninh. Có nhiều nguyên nhân khiến những năm gần đây cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc được đẩy lên cao trào và diễn biến rất phức tạp, khó lường. Mỹ coi năm năm (2020 - 2025) là thời gian để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bài viết phân tích những điểm nổi bật của cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, từ đó rút ra một số đánh giả trong lĩnh vực cạnh tranh thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung những năm gần đây.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. NGUYỄN TIẾN DŨNG VÀ VŨ XUÂN NAM
Thương mại của Việt Nam với các nước RECP: Xu hướng, cơ hội và thách thức
Tóm tắt: Bài viết phân tích đặc điểm và cấu trúc thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế khu vực, từ đó thảo luận hàm ý của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với Việt Nam. Phân tích cho thấy thương mại giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực đã tăng trưởng nhanh đi kèm với những thay đổi cơ cấu thương mại. Việc cắt giảm thuế quan trọng RCEP cùng với quy tắc xuất xứ cởi mở mang đến cơ hội cho Việt Mini Nam đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào các mạng lưới sản xuất khu vực. Hiện thực hóa lợi ích của RCEP đòi hỏi Việt Nam tham gia sâu rộng hơn và nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị khu vực thông qua cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
7. DOÃN NGUYÊN MINH VÀ LÊ THỊ VIỆT NGA
Tác động của biện pháp phi thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
Tóm tắt: Với sự phát triển của hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, các biện pháp phi thuế quan đang có vai trò quan trọng trong chính sách thương mại của các quốc gia. Bài viết sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường chính bao gồm Mỹ, EU, Trung tin một Quốc và Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về phương diện quốc gia, các biện pháp phi thuế quan phần lớn có tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), và chống trợ cấp (CV). Về phương diện mặt hàng, cà phê và thủy sản đặc biệt nhạy cảm với các biện pháp phi thuế quan, trong khi các nhóm hàng nông sản chủ lực khác phần lớn chỉ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp thuế quan.
8. ĐẶNG THỊ MINH HIỀN
Chuyển đổi số với việc đảm bảo chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Tóm tắt: Trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của các nhà trường nhằm duy trì vị thế của mình trong sự cạnh tranh gay gắt với các cơ sở giáo dục đại học khác trong nước và quốc tế. Việc xây dựng được và vận hành tốt hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục giúp các nhà lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục đại học có được những “cảnh báo” chính xác, cho phép điều chỉnh kịp thời các hoạt động của nhà trường hướng tới mục tiêu phát triển đã định. Bài Thi thể viết phân tích mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng giáo dục với chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng giải pháp ứng dụng chuyển đổi số nhằm cải tiến công tác, đảm bảo chất lượng giáo dục trong Tinh bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.