- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. TRẦN THỊ HÀ
Thực trạng lao động và việc làm hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở các nước CLMV giai đoạn 2010-2019
Tóm tắt: Nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) đang nổi lên là những nền kinh tế mở và năng động sau hai thập kỷ chuyển đổi nền kinh tế. Hiện nay, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đóng vai trò kim chỉ nam cho các quốc gia phát triển và đang phát triển nhằm phối hợp các chính sách quốc gia hướng vào một tầm nhìn chung cho toàn nhân loại. Đối với các nước CLMV, SDGs mang lại cơ hội thay đổi và phát triển trên cơ sở cam kết thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó, một trong các trụ cột là đảm bảo việc làm bền vững chính của SDGs. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng với những điểm mạnh và thách thức về lao động và việc làm của các nước CLMV, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm sách nhằm đảm bảo việc làm bền vững và hướng tới các mục tiêu SDGs của các quốc gia này.
2. ĐẶNG HOÀNG HÀ
Phát triển năng lượng tái tạo của Nhật bản giai đoạn 2011-2021
Tóm tắt: Nhu cầu về năng lượng của Nhật Bản là rất lớn. Việc bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng phục vụ cho phát triển luôn là thách thức lớn mang tính lâu dài đối với Nhật Bản. Việc phát triển năng lượng tái tạo của Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đạt được phát triển bền vững và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Bài viết phân tích về mục tiêu, biện pháp đã thực hiện, những kết quả đã đạt được, thành công và những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản.
3. VŨ NHẬT QUANG
Phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan: Thực trạng và chính sách
Tóm tắt: Do các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, việc tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững được nhiều quốc gia quan tâm. Đài Loan không là trường hợp ngoại lệ. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan, tập trung chủ yếu năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt - là những ngành năng lượng tái tạo mà Đài Loan có thể mạnh. Bài viết phân tích những lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Cuối cùng, bài viết nêu ra những chính sách (bao gồm chính sách kinh tế và chính sách phi kinh tế) của chính quyền Đài Loan nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và đánh giá những thành tựu và thách thức mà ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Đài Loan hiện đang phải đối diện.
4. HOÀNG THỊ HỒNG MINH
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực tiễn nước Anh và một số hàm ý
Tóm tắt: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang dần trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quan trọng bên cạnh các lực lượng sản xuất khác, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng quy mô kinh tế, đóng góp cho ngân sách và giúp ổn định kinh tế xã hội. Việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng khung chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động của DNNVV của các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như nước Anh là rất quan trọng. Bài viết tìm hiểu và đánh giá thực tiễn triển khai khung chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ Anh, từ đó rút ra một số hàm ý, gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách về quá trình xây dựng và triển khai các giải pháp chính sách hỗ trợ khu vực DNNVV.
5. NGUYỄN TRẦN MINH TRÍ
Một số kinh nghiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân trên thế giới
Tóm tắt: Dữ liệu cá nhân hiện đang là một nguồn tài nguyên vô cùng lớn và có giá trị trong thời đại 4.0 hiện nay. Bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện đang là tâm điểm quan tâm của không chi Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết phân tích một số kinh nghiệm quốc tế mới nhất nhằm hoàn thiện và tăng cường chất lượng cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, trọng tâm là kinh nghiệm của khu vực Liên minh châu Âu, nhằm giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các cá nhân cùng phối hợp làm tốt hơn nữa nhằm tăng cường chất lượng cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay tại Việt Nam.
6. LÊ VĂN BẢO
Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Philippines-Trung quốc và giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông
Tóm tắt: Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS 1982 đã đưa ra Phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông. Phán quyết của PCA ủng hộ phần lớn các đệ trình của Philippines và cũng là thắng lợi lớn cho nước này. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục có các động thái gây hấn, khiêu khích trên phương diện ban hành chính sách, pháp luật và gia tăng hoạt động cứng rắn trên thực địa suốt năm năm kể từ khi Tòa Trọng tài ra phán quyết. Tuy nhiên, phán quyết này vẫn được xem như một phương thức để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông một cách văn minh. Bài viết góp phần làm rõ tầm quan trọng từ Phán quyết của PCA đối với biển Đông thông qua phân tích các đòi hỏi phi lý của Trung Quốc đã bị PCA bác bỏ và tác động của PCA đối với cục diện pháp lý biển Đông.
7. PHÍ VĨNH TƯỜNG
Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt nam thập kỷ qua và giải pháp
Tóm tắt: Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Việt Nam luôn chú trọng hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp, xem đây là lực lượng chủ lực trong phát triển kinh tế, và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các chính sách phát triển kinh tế, việc hoàn thiện quy định pháp luật doanh nghiệp, các chương trình hỗ trợ… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực này. Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng cả về số lượng và chất lượng, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng. Nghiên cứu này phân tích những thành tựu, và cũng như những thách thức trong phát triển doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2019, và đề xuất một số giải pháp chính sách phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.