Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 năm 2022

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

1. LÊ THU HÀ VÀ NGUYỄN HỒNG THU

Xu hướng và các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong bối cảnh mới

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, tình hình thế giới xuất hiện hàng loạt yếu tố mới đã và đang tác động lớn tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu. Bài viết xem xét xu hướng dịch chuyển FDI giữa các khu vực và các quốc gia, và chỉ ra các nhân tố tác động đến FDI như chuỗi cung ứng đang được đa dạng hoá, sự không chắc chắn của kinh tế thế giới, khu vực hoá gia tăng, lạm phát gia tăng trên toàn cầu. Qua đó bài viết đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc thu hút FDI trong thời gian tới.

 

2. HOÀNG THỊ HỒNG MINH

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ

Tóm tắt: Với một nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, FDI là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và là nguồn tài chính phi nợ quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế tổng thể. Kể từ những năm 1990, Chính phủ Ấn Độ đã không ngừng nỗ lực cải cách để chính sách FDI trở nên thân thiện hơn với các nhà đầu tư và tháo gỡ các nút thắt chính sách vốn đang cản trở dòng vốn đầu tư vào Ấn Độ. Bài viết hướng tới mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI và các chính sách về FDI của Ấn Độ trong những năm qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

 

3. NGUYỄN THANH NHÃ

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của indonesia từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Tóm tắt: Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, Chính phủ Indonesia đã linh hoạt chuyển hướng chiến lược FDI từ thắt chặt sang khuyến khích, nới lỏng khiến Indonesia trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của châu Á trong những năm gần đây. Bài viết phân tích các chính sách thu hút FDI của Indonesia sau cột mốc 2008, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế trong hệ thống chính sách này, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn đầu tư.

 

4. NGUYỄN THỊ HIỀN

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong bối cảnh mới

Tóm tắt: Trung Quốc là nước đạt được nhiều thành tựu nổi bật về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Đặc biệt, trong bối cảnh mỗi hiện nay, việc điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã tác động rất lớn đến thu hút dòng vốn và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số bài học kinh nghiệm được tổng kết từ Trung Quốc là những gợi mở cần thiết với Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

 

5. VŨ NHẬT QUANG

Chính sách phát triển kinh tế số của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt: Kinh tế số là một trong những trụ cột tất yếu và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước đột phá cho mỗi quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế số phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào những chính sách định hướng phát triển nền kinh tế số. Bài viết tìm hiểu chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc ban hành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

 

6. VÕ THỊ MINH LỆ VÀ ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN

Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển việc làm xanh

Tóm tắt: Trước những tác động tiêu cực của yếu tố biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, phát triển việc làm xanh trở thành một trong những giải pháp chủ đạo mà Hàn Quốc lựa chọn. Tuy nhiên, phát triển việc làm xanh ở Hàn Quốc không hiệu quả do gặp phải một số trở ngại chính. Bài viết phân tích và đánh giá hiệu quả của các chính sách phát triển việc làm xanh ở Hàn Quốc, gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đó là: i) Định hình khái niệm rõ ràng về việc làm xanh; ii) Đào tạo nghề và đào tạo lại kỹ năng cho người lao động để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp; và iii) Xây dựng chính sách phát triển việc làm xanh dựa trên các giá trị và tinh thần của phát triển bền vững.

 

7. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

Thực tiễn phát triển việc làm xanh của Trung Quốc

Tóm tắt: Bài viết phân tích thực tiễn phát triển việc làm xanh của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua; Từ đó rút ra một số nhận định như sau: i) Thị trường việc làm xanh của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh cả về nhu cầu và quy mô nguồn nhân lực; ii) Các chính sách phát triển việc làm xanh của Trung Quốc đa phần là các công cụ gián tiếp (chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường...) mà thiếu vắng các công cụ trực tiếp (chính sách, chương trình phát triển kỹ năng xanh...); iii) Khu vực từ nhân và các tổ chức quốc tế đã tích cực tham gia phát triển việc làm xanh/kỹ năng xanh nhưng hiệu quả đạt được còn khiêm tốn do hạn chế về nguồn lực và thiếu tính đồng bộ khi triển khai; iv) Để làm tốt công tác phát triển việc làm xanh, Chính phủ Trung Quốc cần tăng cường phối hợp với khối doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nhưng vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thiết kế, xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách phát triển kỹ năng xanh, việc làm xanh.

 

8. NGUYỄN ĐÌNH NGÂN

Phát triển việc làm xanh ở Đức

Tóm tắt: Phát triển việc làm xanh là bộ phận không tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Đức. Việc phát triển việc làm xanh đảm bảo theo hướng bền vững trên cơ sở mở rộng các kỹ năng xanh cho sinh viên, người lao động, người tiêu dùng và đảm bảo hài hoà với quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm, ngành nghề sang hướng tăng trưởng xanh. Lồng ghép trong các chính sách về môi trường, chính sách công nghiệp và các chương trình hành động về việc làm xanh, chính sách phát triển việc làm xanh ở Đức dựa trên cách tiếp cận tổng hợp. Mục tiêu của chính sách không chỉ đơn thuần nham tạo ra các nghề chuyên biệt về môi trường mà cố gắng xanh hóa việc làm trong tất cả các ngành nghề.

 

9. TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

Phát triển việc làm xanh ở Việt Nam: Những thách thức chủ yếu

Tóm tắt: Bài viết phân tích về phát triển việc làm xanh tại Việt Nam ở các góc độ chính sách ở tầm vĩ mô, thực thi ở một số ngành, những hạn chế - thách thức trong thực tiễn. Những thách thức chủ yếu là: 1) Chưa có khái niệm rõ ràng và nhất quán về việc làm xanh; 2) Các chiến lược tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động của các ngành và địa phương còn chưa đồng bộ, chưa chú trọng tới phát triển việc làm xanh và các hoạt động cụ thể về phát triển việc làm xanh; 3) Chưa chính thức có danh mục xanh và các tiêu chí về việc làm xanh; 4) Thiếu vốn và thiếu đào tạo kỹ năng lao động xanh. Để có thể tạo ra được nhiều việc làm xanh trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam cần kết hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các chính sách của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trong đó vai trò của Nhà nước là khâu chủ chất kết nối trong chi đạo điều hành.

 

54 lượt xem