- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. PHÍ VĨNH TƯỜNG VÀ TRẦN KHÁNH HƯNG
Một số vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới năm 2022 và hàm ý chính sách với Việt Nam
Tóm tắt: Thế giới năm 2022 chứng kiến những vấn đề lớn đã và đang thách thức nỗ lực phục hồi hoạt động kinh tế xã hội của các quốc gia trong bối cảnh ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn. Những thách thức lớn đó bao gồm: Tình trạng đình đốn đi cùng với lạm phát, mất an ninh lương thực và an ninh năng lượng - hệ luỵ từ cuộc chiến Nga - Ukraine, hay cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, kinh tế Việt Nam cũng sẽ đối mặt với những áp lực tăng trưởng và rủi ro thiếu ổn định đòi hỏi Chính phủ cần có những giải pháp trung và dài hạn nhằm tạo sự phát triển bền vững.
2. NGÔ LAN ANH, PHẠM QUỲNH MAI VÀ LƯU NGỌC TRỊNH
Những xu hướng mới của du lịch thế giới sau Đại dịch và sự thích ứng của du lịch Việt Nam
Tóm tắt: Sau hai năm chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, du lịch thế giới và du lịch Việt Nam đã bước vào trạng thái bình thường mới. Trong đó, du lịch thế giới bộc lộ ngày càng rõ những xu hướng tiến triển mới như sau: Du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch trở về với thiên nhiên, làm việc kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch nội địa và gần nhà và việc sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói ngày càng chiếm ưu thế; Ứng dụng công nghệ linh hoạt vào kinh doanh và quản lý du lịch, dịch vụ ngày càng được sử dụng linh hoạt. Để khôi phục và phát triển bền vững sau đại dịch, du lịch Việt Nam cần có những thích ứng phù hợp với các xu hướng trên với những chính sách và biện pháp cụ thể.
3. VŨ HẢI MINH
Quản lý tiền kỹ thuật số nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Tóm tắt: Tiền kỹ thuật số là một trong những sản phẩm tinh tế của cách mạng công nghiệp 4.0. Những quan điểm khác nhau về sự xuất hiện và phát triển của nó đang được thảo luận trong mọi giới, từ các cá nhân tới giới kinh doanh, từ các nhà nghiên cứu tới cơ quan quản lý và hoạch định chính sách trên hầu hết khắp thế giới. Bài viết bước đầu làm rõ hai vấn đề về đồng tiền này đặt ra cho các nhà nghiên cứu: i) Khái niệm của tiền kỹ thuật số và những ưu điểm và rủi ro mà đồng tiền này mang lại; ii) Các quan điểm khác nhau của một số quốc gia đại với sự tồn tại và cách thức quản lý sự lưu thông của đồng tiền này. Trên cơ sở đó, bài viết gợi mở một số van đề đối với công tác quản lý tiền kỹ thuật số tại Việt Nam trong tương lai.
4. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG, PHÍ VĨNH TƯỜNG VÀ VÕ THỊ MINH LỆ
Ứng phó của Nhật Bản đối với già hóa dân số
Tóm tắt: Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số khả cao. Năm 2021, Nhật Bản có 28,9% dân số có độ tuổi trên 65 và dự kiến đen năm 2060, dân số trên 65 tuổi sẽ chiếm trên 1/3 dân số (MIC, 2022). Già hóa dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế và chi tiêu ngân sách của chính phủ. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách/biện pháp khác nhau để ứng phó với vấn đề già hóa dân số. Tuy nhiên những chính sách/biện pháp này đạt được những thành công nhất định và tồn tại hạn chế riêng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những nhận định trên bằng cách đưa ra: i) Bức tranh tổng thể về già hóa dân số của Nhật Bản; ii) Các thách thức và cơ hội mà già hóa dân số mang lại; iii) Những tác động về mặt kinh tế và iv) Chinh sách/biện pháp ứng phó của Nhật Bản, trên cơ sở đó gợi mở các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. LÊ LAN ANH
Di cư lao động qua biên giới Mêhicô - Mỹ: Những vấn đề đặt ra về an ninh con người
Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những nguy cơ đối với an ninh con người mà người lao động di cư phải đối mặt khi di chuyển qua biên giới Mêhicô - Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động di cư qua biên giới, đặc biệt là những đối tượng di cư bất hợp pháp, có nguy cơ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rủi ro. Bài viết làm rõ nội hàm khái niệm di cư lao động qua biên giới, an ninh con người; Chỉ ra mối tương quan giữa vấn đề đảm bảo an ninh con người từ hoạt động di cư lao động qua biên giới; Làm rõ những mọi nguy cơ về an ninh con người mà lao động di cư qua biên giới Mêhicô - Mỹ phải đối mặt trong suốt hành trình di cư.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. PHẠM HỒNG CHƯƠNG, TĂNG THỊ HỒNG LOAN VÀ LÊ HÀ THANH
Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Tóm tắt: Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã và đang trở thành một xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chuyên dịch từ nền kinh tế truyền thống sang KTTH là giải pháp hữu hiệu, giúp duy trì phát triển kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang KTTH của các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn các doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi sang mô hình KTTH nhưng ở mức độ thấp; Trong các tiêu chí đánh giá, hợp tác, truyền thông có mức điểm mức thấp nhất phản ánh sự chưa sẵn sàng chia sẻ và hợp tác trong việc chuyển đổi của các doanh nghiệp. Nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình KTTH gồm: Tạo dựng cơ chế khuyến khích cho việc chuyển đổi; Xây dựng các mô hình KTTH thành công làm cơ sở nhân rộng và sử dụng cách tiếp cận các bên liên quan nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ về KTTH.
7. NGUYỄN DANH NAM VÀ UÔNG THỊ NGỌC LAN
Các yếu tố liên quan trực tiếp đến hành vi tham nhũng kinh tế của cán bộ công chức tại các cơ quan nhà nước về quản lý kinh tế ở Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đánh giá tác động của các yếu tố liên quan trực tiếp đến hành vi tham nhũng kinh tế của cán bộ công chức tại các cơ quan Nhà nước quản lý về kinh tế. Từ dữ liệu khảo sát 437 cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước quản lý về kinh tế, nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm đánh giá tác động của các yếu tố đến thực hiện hành vi tham nhũng của cán bộ công chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “động cơ thúc đẩy hành vi tham nhũng” có tác động lớn nhất và tác động thấp nhất là “khả năng hợp lý hóa hành vi tham nhũng”. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách đã được đề xuất nhằm giảm thiểu các hành vi tham nhũng của cán bộ công chức.
THÔNG TIN - THAM KHẢO
8.
Hội thảo: “Chính trị xanh: Từ lý luận đến thực tiễn”
Lời tòa soạn: Mới đây, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chính trị xanh: Từ lý luận đến thực tiễn. Nội dung Hội thảo tập trung vào khía cạnh lý thuyết nhằm mang lại cái nhìn đa chiều, và phương pháp luận vẫn đang còn rất thiếu ở nước ta trong nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế. Tòa soạn trân trọng giới thiệu với độc giả nội dung chính của hội thảo.