- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 12 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. NGUYỄN MẠNH HÙNG, NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
Kinh tế không tiếp xúc: Xu hướng toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã tạo ra những cú huých mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc. Bài viết phân tích thực trạng và triển vọng của nền kinh tế không tiếp xúc trên thế giới, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế không tiếp xúc. Việt Nam đã tiến hành những điều chỉnh nhằm thích nghi với những thay đổi này, song để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không tiếp xúc toàn cầu, vẫn còn đỏ nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam như bài toán về hạ tầng công nghệ, thể chế luật pháp, chính sách, an ninh và an toàn cũng như chất lượng nguồn nhân lực.
2. LÝ ĐẠI HÙNG
Lượng cung tối ưu của tài sản an toàn công: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đánh giá lượng cung tối ưu của tài sản an toàn công, dựa vào kinh nghiệm quốc tế để soi chiếu vào nền kinh tế Việt Nam. Mô hình phân tích định lượng được xây dựng dựa vào sự tương tác giữa lượng cung tài sản, nền tảng kinh tế vĩ mô và chất lượng thể chế. Phương pháp nghiên cứu sử dụng hồi quy đa biến, áp dụng dựa trên một mẫu dữ liệu mảng gồm 150 nền kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2016. Theo đó, khi lượng cung tài sản gia tăng, mức độ an toàn sẽ giảm đi ban đầu nhưng gia tăng trở lại sau đó. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lượng cung tài sản có vai trò tạo nên nền tảng, cùng tăng trưởng, lạm phát và thể chế, chi phối mức độ an toàn của tài sản, với vai trò của mỗi biến số thay đổi tùy theo đặc thù của từng nền kinh tế.
3. NGUYỄN ANH MINH
Chính sách khoa học và công nghệ của Trung Quốc thời kỳ cải cách, mở cửa: Thành tựu và những vấn đề đặt ra
Tóm tắt: Từ khi mở cửa kinh tế vào cuối thập kỷ 1970, Trung Quốc theo đuổi chính sách phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế dựa trên sáng tạo. Chinh sách khoa học và công nghệ được coi là đóng vai trò then chốt đối với quá trình trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc. Bài viết giới thiệu và đánh giá chung về chinh sách khoa học và công nghệ của Trung Quốc thời kỳ cải cách, mở cửa kinh tế.
4. LÊ KIM SA
Trung Quốc gia tăng sự hiện diện ở Châu Phi: Phân tích từ Sáng kiến Vành đai và Con đường
Tóm tắt: Trong hai thập kỷ qua, sự hiện diện về kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi đã gia tăng đáng kể. Các gói đầu tư kinh tế, cách tiếp cận chính trị linh hoạt và các dự án phát triển trọng điểm trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có vẻ như mang lại cơ hội cho các nước châu Phi. Tuy nhiên, bản chất đơn phương của sáng kiến, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các nước châu Phi, và việc thiếu các dự án mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương đã làm dấy lên sự nghi ngờ và tạo ra sự bất bình ở nhiều địa phương. Ngày càng có nhiều trường hợp các quốc gia ở châu Phi hủy bỏ hoặc hoãn các dự án BRI do lo ngại về nợ gia tăng. Bài viết này phân tích về bản chất, những cơ hội và thách thức mà BRI mang lại cho châu Phi.
5. PHÍ VĨNH TƯỜNG, ĐẶNG NGUYÊN ANH
Xây dựng bộ chỉ số bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Bền vững môi trường là một trong ba trụ cột quan trọng của phát triển bền vững và trụ cột này đặc biệt được các nước quan tâm kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro năm 1992. Trên thế giới hiện nay đã có một số quốc gia xây dựng và đưa vào thử nghiệm các chỉ số môi trường nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc bảo vệ môi trường, làm căn cứ cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách hưởng đến mục tiêu bền vững về môi trường. Bài viết dưới đây trên cơ sở giới thiệu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, thử nghiệm các chỉ số môi trường sẽ gợi mở một số bài học cho Việt Nam trong triển khai xây dựng bộ chỉ số bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
6. TRẦN HỮU TUYẾN, VŨ ANH DŨNG
Cùng tạo giá trị trong nền kinh tế chia sẻ: Trường hợp gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam
Tóm tắt: Kinh tế chia sẻ là một dạng mô hình kinh doanh ngang hàng dựa trên ý tưởng nền tảng, trong đó người sử dụng trực tiếp kết nối với quá trình tạo ra, chia sẻ và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Với mục đích tìm hiểu về cách thức hoạt động cùng tạo giá trị diễn ra trong mô hình kinh tế chia sẻ, nghiên cứu lựa chọn phân tích trường hợp nền tảng gọi vốn cộng đồng. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với các nhà đầu tư thực hiện góp vốn qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam. Qua đó nhóm nghiên cứu làm rõ các động lực cùng tạo giá trị của bên góp vốn khi tham gia nền tảng góp vốn cộng đồng, từ đó đề xuất một số giải pháp.
7. PHẠM THỊ TÚY
Tác động từ các “cú sốc ngoại sinh” đối với các nền kinh tế-tham chiếu với Đại dịch Covid-19 và những gợi mở ứng phó
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 là “cú sốc ngoại sinh” đối với kinh tế toàn cầu và mọi nền kinh tế, mọi chủ thể. So sánh với các cú sốc ngoại sinh khác trong lịch sử, hậu quả mà đại dịch này gây nên hết sức nặng nề và cho đến nay vẫn chưa dự báo được thời điểm kết thúc. Vì vậy, nhận diện về “cú sốc ngoại sinh” và cách thức vận hành nền kinh tế trong bối cảnh mỗi nền kinh tế, mỗi chủ thể thường xuyên phải đối diện với các “cú sốc ngoại sinh” bởi không gian kinh tế mở là cần thiết đặt ra hiện nay và Việt Nam không là ngoại lệ.