- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 12 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. TỪ THỦY ANH, CHU THỊ MAI PHƯƠNG VÀ DƯƠNG THỊ TỐ UYÊN
Mối quan hệ giữa chỉ số thuận lợi kinh doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng của các nước đang phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp phân tích hồi quy cho số liệu mảng được lấy từ 119 nước đang phát triển trong giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số thuận lợi kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến FDI. Với các chỉ số thành phần, chỉ số đăng ký sở hữu tài sản và bảo vệ nhà đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển. Ngược lại, chỉ số đăng ký giấy phép xây dựng và chấm dứt kinh doanh có tác động tiêu cực đến dòng vốn này. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để Việt Nam có chính sách cụ thể về môi trường kinh doanh nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI.
2. NGUYỄN THANH SƠN
Một số đề xuất về phân phối thu nhập trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư trên thế giới hiện nay.
Tóm tắt: Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư hiện nay đang có những tác động lớn đến các quốc gia và ngành nghề trên thế giới. Một mặt, nó đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn, mặt khác, nó đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các vấn đề lợi ích xã hội, nổi bật trong đó là vấn đề gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Đã có một số đề xuất về mô hình phân phối thu nhập mới để giải quyết vấn đề trên dựa trên các tiêu chỉ sau: i) Thu nhập cơ bản phổ quát; ii) Thuế máy móc và iii) Sở hữu công cộng về máy móc. Hiện nay, tính khả thi của những đề xuất này là không cao, vì chúng gặp phải rất nhiều rào cản về mặt chính trị và tài chính. Tuy nhiên, nếu các dự báo bi quan về tác động của số hóa trở thành hiện thực, chắc chắn nhiều quốc gia sẽ phải cân nhắc nghiêm túc hơn đối với các đề xuất này.
3. PHẠM THU THỦY VÀ PHẠM HỒNG THÁI
Thị trưởng văn hóa của Hàn Quốc và Nhật Bản: Thực trạng phát triển và một số bài học kinh nghiệm
Tóm tắt: Trong những thập niên qua, sự phát triển của thị trường văn hóa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc. Bài viết phân tích thực trạng và chính sách của hai quốc gia này trong quá trình định hướng, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Những kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra là cần sớm chú trọng vai trò của nhà nước thông qua định hướng chính sách phát triển thị trường văn hóa, bồi dưỡng nguồn nhân lực sáng tạo văn hóa, đầu tư phát triển thị trường văn hóa có trọng điểm.
4. ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thúc đẩy bình đẳng giới trên thị trường lao động: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ giúp bổ sung nguồn vốn cho các quốc gia, tạo việc làm, mà còn có thể tác động tích cực đến lao động nữ góp phần giảm bất bình đẳng giới. Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ tác động của FDI đến bất bình đẳng giới trên thị trường lao động mà cụ thể hơn là chênh lệch việc làm và tiền lương theo giới; Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc sử dụng vốn FDI như một công cụ để thu hẹp bất bình đẳng giới, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm giảm khoảng cách giới ở Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. LỘC THỊ THỦY
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương
Tóm tắt: Khu vực Nam Thái Bình Dương đã dần trở thành điểm cạnh tranh chiến lược mới giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc. Sự cạnh tranh này được thể hiện rất rõ dưới thời Tổng thống Biden khi nước Mỹ muốn tải củng cố lại ảnh hưởng ở khu vực bằng việc thúc đẩy hợp tác với các nước Nam Thái Bình Dương trong bối cảnh mới. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, các lĩnh vực cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với khu vực Nam Thái Bình Dương, sau đó đưa ra dự báo về sự cạnh tranh này trong thời gian tới.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. NGUYỄN XUÂN TRUNG VÀ NGUYỄN THỊ HIÊN
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Ấn Độ
Tóm tắt: Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu sang thị trường Ấn Độ trong mười năm trở lại đây, trong đó, có một số mặt hàng nông sản chiếm ưu thế tuyệt đối tại thị trường Ấn Độ. Trong giai đoạn 2009 - 2022, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Ấn Độ đã có những bước chuyển biến tích cực cả về giá trị, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Bài viết này sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và phân tích so sánh về quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu mặt hàng nông sản của Việt Nam qua các năm cũng như với các đối thủ cạnh tranh khác, đưa ra những đánh giá về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Ấn Độ, giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp có những lựa chọn phù hợp.
7. NGUYỄN CẢNH HIỆP
Huy động tiền gửi của dân cư ở Việt - Nam trong thời kỳ Đại dịch Covid-19 và những vấn đề đặt ra
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu thực trạng huy động tiền gửi từ dân cư của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 khi nền kinh tế chịu tác động của các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có nhiều nguyên nhân làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng tiền gửi của dân cư trong các năm 2020 - 2021, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô như thu nhập của người dân, mặt bằng lãi suất, tình trạng e ngại lạm phát hoặc sự vận hành của các kênh đầu tư thay thế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn sắp tới, khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ phục hồi và phát triển sau Đại dịch Covid-19.