- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 2 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI – KHU VỰC
1. NGUYỄN HỒNG THU
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và tạo việc làm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu và đặt ra những thách thức chưa từng có. Song đại dịch cũng tạo ra động lực mới để phát triển một mạng lưới sản xuất linh hoạt và năng động hơn, thúc đẩy xu hướng tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Bài viết tập trung xem xét những nhân tố thúc đẩy việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phân tích các xu hướng đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của đại dịch Covid-19, qua đó bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
2. LÊ VĂN CHIẾN VÀ PHẠM MẠNH HÙNG
Chế độ trọng dụng nhân tài trong khu vực công Singapore và gợi mở cho Việt Nam
Tóm tắt: Singapore tuy nhỏ nhưng là quốc gia phát triển nhất trong ASEAN. Một trong những chính sách làm nên thành công của Singapore là trọng dụng nhân tài để xây dựng một chính phủ trong sạch, hiệu quả. Chính sách đó gồm bốn trụ cột chính. Một là, sàng lọc nghiêm ngặt để loại bỏ cán bộ yếu kém. Hai là, tuyển chọn kỹ lưỡng để có cán bộ lãnh đạo trong sạch, tài giỏi. Ba là, thăng tiến căn cứ vào thực tài, không có tài không được làm lãnh đạo. Bốn là, trả lương thưởng thỏa đáng. Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, để xây dựng quốc gia hùng cường, Việt Nam cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tài năng, đủ tầm dẫn dắt khu vực công hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
3. BÙI NHẬT HUY
Phát triển nhà ở xã hội: Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước châu Âu
Tóm tắt: Nhà ở xã hội có lịch sử phát triển lâu đời và xuất hiện đầu tiên ở châu Âu nên các quốc gia ở đây có nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề này. Người lao động trong các khu công nghiệp chính là đối tượng đầu tiên được tiếp cận. Bài viết này phân tích và đánh giá quá trình phát triển nhà ở xã hội ở một số các quốc gia châu Âu, đặc biệt là vào giai đoạn đầu tiên, và rút ra những kết luận: Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhà ở xã hội; Mỗi giai đoạn của sự phát triển sẽ yêu cầu mỗi mô hình khác nhau, trong đó mô hình với sự tham gia của tư nhân sẽ ngày càng trở nên phổ biến; Việc đưa ra các chính sách trợ cấp phù hợp sẽ thu hút được nguồn vốn xã hội hóa quan trọng cho sự phát triển của loại hình an sinh này.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
4. NGHIÊM TUẤN HÙNG
Tổng quan tình hình chính trị - an ninh thế giới năm 2021
Tóm tắt: Năm 2021, đại dịch Covid-19 và những biến động trong đời sống chính trị tại một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, được cho là những nhân tố tác động đến nền chính trị thế giới. Trong bối cảnh đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục trở thành tâm điểm của cạnh tranh địa chính trị trên thế giới với hàng loạt điều chỉnh chính sách mà các quốc gia thực hiện đều hướng tới sự hiện diện ở khu vực này. Quan hệ giữa các trung tâm quyền lực và các quốc gia chủ chốt, điển hình như quan hệ Mỹ Trung Quốc, không được cải thiện, thậm chí là trượt đi theo hướng tiêu cực hơn. Thêm vào đó, những điểm nóng xung đột vũ trang vẫn diễn ra khắp nơi, từ Nam Á sang Trung Đông và châu Phi; Vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên tiếp tục là mâu thuẫn chưa có hướng giải quyết. Điểm sáng hiếm hoi của thế giới trong năm qua là những nỗ lực hợp tác đa phương trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. NGUYỄN HỒNG QUÂN
Vương quốc Anh chuyển mạnh sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thời kỳ hậu Brexit: Nguyên nhân, thực trạng và triển vọng
Tóm tắt: Vương quốc Anh đã xây dựng các kế hoạch hậu Brexit hướng mạnh sang khu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm củng cố, mở rộng lợi ích kinh tế, an ninh, duy trì và thúc đẩy một hệ thống thế giới dựa trên luật lệ, xứng tầm chiến lược Nước Anh toàn cầu. Bài viết tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng việc Anh tăng cường, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác chủ chốt trong nhóm “Bộ Tử”, đồng thời đề cập nội dung và triển vọng quan hệ giữa Vương quốc Anh với Đông Nam Á và ASEAN trong thời gian tới năm 2030, nhất là khi Vương quốc Anh đã trở thành đối tác đối thoại chính thức của ASEAN.
VIỆT NAM – CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. ĐOÀN NGỌC THẮNG, HOÀNG PHƯƠNG DUNG, NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI, NGUYỄN THỊ CẨM THỦY
Nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu: Từ ý định đến hành vi
Tóm tắt: Nghiên cứu này kiểm định các yếu tố quyết định đến hành vi nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc áp dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả ba nhân tố trong lý thuyết hành vi có dự định bao gồm thái độ, khả năng kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan đều có tác động tích cực đáng kể đến ý định nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp. Ý định này trực tiếp dẫn tới các hành vi thực tế nhằm nâng cao vị thế trong chuỗi. Xác suất từ ý định dẫn đến hành vi thực sự này càng cao nếu như nhà lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức tốt hơn về tắc xuất xứ.
7. TRẦN VĂN HƯNG VÀ NGUYỄN NGỌC GIANG
Giải pháp thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại tỉnh Tây Ninh
Tóm tắt: Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm qua đã giúp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hình thành và phát triển từ các hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ từ chính sách này vẫn còn có những hạn chế như thời gian hỗ trợ của chính sách ngắn, không như mong muốn của các chủ doanh nghiệp; Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách chưa phù hợp; Các chỉ số đo lường hệ sinh thái khởi nghiệp như cơ sở hạ tầng; Các chính sách và các chương trình hỗ trợ tạo điều kiện cho khởi nghiệp (miễn/giảm thuế, hỗ trợ tiền thuê đất, xúc tiến đầu tư, kinh doanh; Tư vấn thành lập doanh nghiệp...) của tỉnh bị đánh giá thấp hơn mặt bằng chung của cả nước. Từ những hạn chế đó, bài viết đề xuất năm nhóm giải pháp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập và phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
THÔNG TIN – THAM KHẢO
Toạ đàm khoa học: “Ukraine trong chiến lược của các nước lớn và tác động”