- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 2 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. HOÀNG XUÂN LONG VÀ HOÀNG LAN CHI
Chính sách thông minh
Tóm tắt: Chính sách thông minh được định hình thông qua các ý nghĩa, yêu cầu và đặc điểm cụ thể. Ý nghĩa nổi bật của chính sách thông minh là: Khắc phục hạn chế trong phát triển chính sách, phát huy bước tiến về công nghệ - cụ thể là công nghệ số, đồng bộ với thay đổi của đối tượng chính sách. Chính sách thông minh nhằm vào đáp ứng các yêu cầu như: Nâng cao năng suất của hoạt động chính sách; Ngăn chặn sai phạm chủ quan trong thực thi chính sách; Mở rộng can thiệp chính sách vào những quan hệ tinh vi và có chiều sâu của cơ chế thị trường; Đáp ứng yêu cầu từ hoạt động kinh tế, xã hội được số hóa, nâng cao trình độ quản lý của đối tượng chính sách. Đặc điểm cơ bản của chính sách thông minh là tác động của công nghệ số vào hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, tác động của đối tượng chính sách vào chủ thể chính sách.
2. NGUYỄN MAI ĐỨC
Phát triển logistics thông minh ở Trung Quốc
Tóm tắt: Logistics truyền thống với chi phi cao mà hiệu quả thấp đang dần trở nên tụt hậu đòi hỏi phải chuyển đổi. Quá trình này đang dần diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Phát triển logistics thông minh không chỉ giúp Trung Quốc giải quyết các khó khăn trong quản lý, thông tin thị trường ngành logistics mà còn giúp nước này tận dụng tối đa được các nguồn lực logistics nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu nổi bật ra thì trong quá trình phát triển logistics thông minh của mình, Trung Quốc vẫn còn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhất định. Việc đánh giá tình hình phát triển logistics thông minh của Trung Quốc không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm được hiện trạng ngành logistics ở Trung Quốc mà từ đó còn có thể đúc kết những kinh nghiệm để phát triển logistics cho Việt Nam từ chính đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
3. PHAN ANH
Định hướng chính sách đổi mới khoa học và công nghệ của Hàn Quốc
Tóm tắt: Từ năm 2017, Chính phủ Hàn Quốc coi trọng hơn chính sách tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới và dựa trên thu nhập với tầm nhìn tương lai cho khoa học và công nghệ. Mục tiêu của chính sách này là phát triển khoa học - công nghệ để Hàn Quốc trở thành một trong năm quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ cao và một trong bảy cường quốc không gian vào năm 2035. Những thay đổi trong môi trường đổi mới toàn cầu hàm chứa nhiều rủi ro đòi hỏi Hàn Quốc đang có những điều chỉnh chính sách đổi mới khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đánh giá bối cảnh mới, bài viết phân tích một số định hướng chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện, bao gồm bảo đảm an ninh kinh tế với chuỗi cung ứng đổi mới, tăng cường quy mô đầu tư và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, từ đó đưa ra một số hàm ý cho chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
4. HOÀNG THỊ HỒNG MINH
Chính sách ứng phó với già hoá dân số của Vương quốc Anh
Tóm tắt: Vương quốc Anh phải đối mặt với tình trạng dân số già hóa nhanh từ nhiều 1 thập kỷ trước nên đã sớm triển khai những bước đi chính sách quyết liệt để ứng phó với các thách thức nảy sinh. Không chỉ coi già hóa dân số là một trong những yếu tố bắt buộc phải tính đến khi xây dựng mọi loại hình chính sách trong tương lai, Chính phủ Anh còn định hướng tạo ra một xã hội “già hóa năng động” với các giải pháp mang tính thích nghi thay vì tìm cách kìm hãm hoặc triệt tiêu xu hướng này, đồng thời đặt ra mục tiêu biến lực lượng dân số cao tuổi thành một trong những động lực hỗ trợ tăng trưởng và ổn định xã hội. Bài viết nghiên cứu bối cảnh và tình hình già hóa dân số ở Anh trong thời gian qua, đồng thời xem xét các chính sách có liên quan đến già hóa dân số mà Chính phủ Anh đã triển khai để giảm thiểu các tác động của xu hướng này.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. NGUYỄN ANH CƯỜNG VÀ HOÀNG THỊ CẨM TÚ
Xung đột Nga - Ukraine và ứng xử của Việt Nam
Tóm tắt: Những mâu thuẫn, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã tiến đến mức độ cao nhất là xung đột vũ trang, khi mà từ tháng 2-2022 Chính phủ Nga đã tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt trên phần lãnh thổ phía đông của Ukraine. Đối diện với hiện thực trên, Việt Nam đã giữ vững lập trường trung lập, đồng thời nỗ lực kêu gọi các bên giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Bài viết phân tích quyết định đi tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, việc thể hiện quan điểm của Việt Nam trong cách ứng xử với Nga và cho rằng đó là lựa chọn tối ưu của Việt Nam.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. HOÀNG THỊ DIỆU LINH VÀ NGUYỄN LÊ NGỌC VINH
Mối quan hệ giữa logistics và nhập khẩu của Việt Nam từ Liên minh châu Âu
Tóm tắt: Bằng cách sử dụng mô hình trọng lực, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động logistics và thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Ngoài một số biến thông thường trong mô hình trọng lực là khối lượng nhập khẩu, khoảng cách song phương, GDP và các biến giả đại diện thương mại song phương, bài viết bổ sung hai chi số phù hợp với hoạt động logistics là hiệu suất Sound den logistics (LPI) và Giao dịch qua biên giới (TAB). Trong khi LPI thúc đẩy giải thích môi trường hậu cần quốc tế, Giao dịch qua biên giới hữu ích hơn trong việc giải thích chất lượng logistics nội tại. Dữ liệu được thu thập trong 11 năm từ năm 2008 đến năm 2018, kết quả ước lượng khẳng định khoảng cách song phương có tác động tiêu cực đến lượng nhập khẩu của Việt Nam, trong khi GDP và ngôn ngữ là có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của logistics đối với nhập khẩu của Việt Nam từ các nước EU.
7. LÊ TRUNG ĐẠO, TRẦN THỊ DIỆN VÀ TRẦN VĂN HƯNG
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tóm tắt: Trong hơn 30 năm kể từ khi có chính sách đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã đóng vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời góp phần huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế như năng suất lao động thấp; Sự liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp tư nhân còn yếu, tính co cụm còn cao; Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 0,3% doanh thu; Thiếu những doanh nghiệp “đầu tàu”.
8. PHAN TRẦN MINH HƯNG, MAI THỊ THUỲ TRANG VÀ PHAN NGUYỄN BẢO QUỲNH
Điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt theo ngành của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tốc độ điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo ngành. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ước lượng mới được phát triển gần đây DPF (Loudermilk, 2007 và Elsas & Florysiak, 2015) với nguồn cơ sở dữ liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty theo ngành công nghiệp có xu hướng điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt thực tế hướng về tỷ lệ nắm giữ tiền mặt mục tiêu. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt theo ngành có sự khác biệt. Theo đó, tốc độ điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình hàng năm của các công ty theo ngành hầu hết cao hơn 60%/năm.