Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2021

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC

1. PHAN THỊ THANH HUYỀN

Công nghiệp 4.0 ở Thụy Điển: Chính sách và thực tiễn

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đang ngày càng gia tăng áp lực đổi mới lên ngành công nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Thụy Điển, được biết đến là một trong những quốc gia dẫn đầu trong phát triển công nghiệp và dịch vụ công nghiệp ở châu Âu. Để tiếp tục duy trì vị thế và năng lực cạnh tranh của mình, Thụy Điển đã đề xuất Chiến lược Công nghiệp Thông minh hướng tới mục tiêu trở thành nhà nước dẫn đầu thế giới về đổi mới và số hóa. Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ Thụy Điển đã ban hành nhiều chính sách cải cách trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm kích thích các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số mới. Bài viết sẽ giới thiệu các quan điểm, mục tiêu chính sách, công cụ và kết quả của công cuộc cải cách hướng đến công nghiệp 4.0 ở Thụy Điển.

 

2. BÙI HỒNG CƯỜNG

Phát triển đặc khu kinh tế biên giới của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam

Tóm tắt: Năm 2014, Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch phát triển các đặc khu kinh tế tại biên giới với Malaysia, Myanmar, Lào và Campuchia với mục tiêu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng. Tại các khu vực này, Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hành chính để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài nhằm kích thích phát triển kinh tế ở khu vực biên giới. Bài viết phân tích kế hoạch của Thái Lan trong việc xây dựng đặc khu kinh tế biên giới, từ đó có những gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam.

 

3. PHẠM MẠNH HÙNG

Hành trình Singapore chuyển đổi số xây dựng quốc gia thông minh và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Singapore đã từng nổi tiếng với câu chuyện hóa rồng từ một làng chài nghèo đói chỉ trong vòng một thế hệ kể từ khi tách khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập năm 1965. Ngày nay, trước bước chuyển lớn của thời đại 4.0, quốc gia này đã và đang tiến hành quyết liệt công cuộc chuyển đổi số để trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới với những quyết sách và bước đi rất bài bản, đặc sắc với mục tiêu cao nhất mang lại tiện ích tốt nhất cho cuộc sống của người dân, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi số để đón nhận cơ hội kinh tế mới. Chính phủ Singapore thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình cụ thể, thực thi dứt khoát với kết quả rõ ràng để người dân và doanh nghiệp có thời gian làm quen, thích ứng và ngày càng tin tưởng vào hành trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, hành trình chuyển đổi số của Singapore đã lôi cuốn được sự tham gia nhiệt thành của toàn bộ hệ thống, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân và do vậy, đã đạt được những kết quả tuyệt vời. Đến nay, trong khi nhiều nước vẫn còn đang bàn thảo về chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, thì người dân, doanh nghiệp Singapore đã và đang tận hưởng thành quả ngọt ngào của công cuộc chuyển đổi số mang lại, Singapore đang dần hiện thực hóa tham vọng trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới.

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ

4. BÙI THỊ THU HIỀN

Biển Đông năm 2020 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tóm tắt: Trong bối cảnh cả thế giới vừa gồng mình để chống lại virut Corona, đồng thời cố gắng khôi phục lại nền sản xuất vốn bị đình trệ nhằm đảm bảo đời sống xã hội thì Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy các hành động phi pháp gây mất ổn định trên biển Đông sau khi nước này cơ bản khống chế được dịch bệnh từ cuối quý 1 năm 2020. Những điểm chính ở Biển Đông trong năm qua được phân tích trong bài viết bao gồm: i) Những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc khiến cho con tình hình khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; Các biện pháp đáp trả của Mỹ; iii) “Cuộc chiến công hàm” tại Liên Hợp Quốc với sự tham gia của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực bày tỏ lập trường vấn đề biển Đông, phản đối các hành động của Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích, bài viết nêu một số nhận xét về tình hình biển Đông năm 2020 và gợi ý chính sách đối với Việt Nam.

 

5. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Cuộc khủng hoảng di cư mới ở Liên minh Châu Âu

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào ba nội dung chính: i) Mô tả diễn biến của cuộc khủng hoảng di cư xảy ra vào cuối tháng 2 năm 2020 của Liên minh châu Âu và chì ra sự liên quan của nó với cuộc khủng hoảng di cư năm 2016; ii) Phân tích những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của cuộc khủng hoảng di cư mới, cũng như chỉ ra những phản ứng của EU và các bên liên quan; iii) Nhận định về những vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết vấn đề người di cư của EU, trong đó, việc phát triển một giải pháp chính trị chung cho di cư dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, và công bằng về trách nhiệm và nghĩa vụ là điều quan trọng nhất, đồng thời cũng khó khăn nhất trong bối cảnh EU hiện nay.

 

VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP

6. NGUYỄN THỊ NGỌC

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan của làng nghề Việt Nam sang Ấn Độ

Tóm tắt: Các sản phẩm mây, tre đan của làng nghề Việt Nam được đánh giá là đa dạng và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ. Xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam sang Ấn Độ liên tục tăng từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, bởi Việt Nam là quốc gia “đến sau”, còn nhiều khó khăn trong sản xuất ở trong nước. Bài viết tập trung đánh giá nhu cầu nhập khẩu mây, tre đan của Ấn Độ, thực trạng xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Ấn Độ và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

 

7. HOÀNG XUÂN LONG

Doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá chiến lược ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030

Tóm tắt: Phát triển ở Việt Nam đang gặp phải những cản trở to lớn, tuy vậy, chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển vượt bậc trong giai đoạn 10 năm tới. Điều này đòi hỏi phải coi doanh nghiệp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN&ĐMST) là một đột phá chiến lược. Đột phá chiến lược bằng doanh nghiệp hoạt động KH, CN&ĐMST có những đặc điểm cơ bản như: doanh nghiệp là trung tâm của gắn kết KH, CN&ĐMST với kinh tế; doanh nghiệp hoạt động KH, CN&ĐMST đột phá thẳng vào nút thắt cơ bản cản trở quá trình phát triển lâu dài; với đột phá chiến lược là doanh nghiệp hoạt động KH, CN&ĐMST, KH, CN&ĐMST là đối lượng hưởng tới của các giải pháp thay vì thuộc về các giải pháp: Doanh nghiệp hoạt động KH, CN&ĐMST làm đột phá chiến lược sẽ có khả năng quy tụ sức mạnh của nhiều thành phần tham gia giải quyết vấn đề cơ bản trong phát triển kinh tế ở nước ta doanh nhiệp hoạt động KH, CN&ĐMST bao gồm nhiều loại như doanh nghiệp đổi mới công nghệ, doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KH&CN...; Đột phá chiến lược của doanh nghiệp hoạt động KH, CN&ĐMST sẽ là một trong những cách nâng cao vai trò của KH CN&ĐMST thực chất và thực tế.

 

8. NGUYỄN QUANG HIỆP

Xu hướng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết phân tích xu hướng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam theo dữ liệu các cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam của Tổng cục Thống kê từ năm din 2002 đến năm 2018. Kết quả cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng lớn; Mức sống của người dân được cải thiện ở cả thành thị và nông thôn nhưng vẫn còn chênh lệch đáng kể giữa hai khu vực; Sự phân hóa giàu nghèo cũng gia tăng giữa các trung tâm Quốc kinh tế lớn và các vùng nông thôn của cả nước. Mặc dù vậy, các tỉnh toán dựa trên thế hệ số Gini và tiêu chuẩn “40%” cho thấy, Việt Nam có mô hình tăng trưởng kinh tế các khả đồng đều so với các nước trên thế giới.

 

 

73 lượt xem