- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI – KHU VỰC
1. NGUYỄN MẠNH HÙNG
Xu hướng phát triển của các hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2021 - 2030
Tóm tắt: Sau khi tăng chậm lại trong giai đoạn 2015 - 2020, số lượng các hiệp định thương mại tự do trên thế giới dự báo sẽ tăng nhanh trở lại trong giai đoạn 2021 2025. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với phạm vi cam kết mở rộng, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe hơn sẽ gắn kết các nền kinh tế thực vào không gian số toàn cầu và trở thành xu hướng dẫn dắt quá trình toàn cầu hoá 4.0 trong thập kỷ qua. Việt Nam cần coi tham gia các hiệp định thế hệ mới và đẩy nhanh hội nhập vào nền kinh số toàn cầu là khâu đột phá chiến lược của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2021 - 2030.
2. PHẠM THỊ THANH BÌNH
Thiếu hụt lao động chất lượng cao ở các quốc gia Đông Bắc Á: Nguyên nhân và giải pháp
Tóm tắt: Các quốc gia Đông Bắc Ả (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) đang phải đối diện với thực trạng thiếu lao động chất lượng cao. Già hóa dân số ngày càng tăng, tỷ lệ trẻ em được sinh ra thấp dẫn tới tỷ lệ số dẫn trong độ tuổi lao động (trong đó có lao động chất lượng cao) ngày càng sụt giảm mạnh. Bài viết tìm hiểu thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Đông Bắc Á, chỉ ra nhóm những ngành nghề thiếu hụt nhất về lao động chất lượng cao, phân tích những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó. Cuối cùng, bài viết tổng hợp những giải pháp nhằm thu hút lao động chất lượng cao vào Đông Bắc Á.
3. ĐẶNG THU THỦY VÀ NGUYỄN LÊ THY THƯƠNG
Các yếu tố tác động đến kết nối hạ tầng Việt Nam - Ấn Độ
Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kết nối hạ tầng giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ, phân theo các lĩnh vực cụ thể: Địa lý và tự nhiên; Chính trị và đối ngoại; Kinh tế tài chính; Thể chế chính sách và quy định; Xã hội và con người; Hạ tầng kỹ thuật. Từ quan hệ ngoại giao tốt đẹp và ổn định giữa hai nước, có thể thấy rằng yếu tố chính trị và đối ngoại là yếu tố có nhiều tác động tích cực nhất đến kết nối hạ tầng Việt Nam - Ấn Độ. Bài viết cũng chỉ ra rằng: Những khó khăn về tài chính, kỹ thuật, địa lý và tự nhiên có thể ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, chất lượng và tiến độ của các dự án kết nối hạ tầng Việt Nam - Ấn Độ...
4. NGUYỄN QUANG HUY
Phát triển kinh tế biển ở Nhật Bản trong hai thập niên qua
Tóm tắt: Kể từ năm 2007, Nhật Bản chú trọng phát triển kinh tế biển trong đó tập trung phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống và các ngành kinh tế biển mới (năng lượng tái tạo, du lịch biển) và chú trọng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế mang lại từ biển, kinh tế biển Nhật Bản phát triển hiệu quả, là bài học kinh nghiệm đáng tham khảo cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
5. ĐỖ THỊ NGỌC ANH
Chủ nghĩa tự do và chính sách đối ngoại của Mỹ
Tóm tắt: Mỹ là quốc gia có ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hoá và quân sự vô cùng to lớn, vì vậy nhất cử nhất động trong chính sách đối ngoại của Mỹ luôn là một đề tài được cả thế giới quan tâm. Bài viết làm rõ vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, tiếp cận từ thuyết tự do, hoặc cũng có thể coi là vận dụng thuyết tự do vào phân tích một phần chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Biden hiện nay.
VIỆT NAM – CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. NGUYỄN ĐÌNH HÒA VÀ NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Hạ tầng giao thông phục vụ phát triển bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
Tóm tắt: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan trong phát triển hạ tầng giao thông và phân tích, đánh giả những vấn đề của hạ tầng giao thông Việt Nam. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, quy hoạch về hạ tầng giao thông là điều kiện quan trọng để tạo nên hạ tầng giao thông phục vụ phát triển bền vững. Trong khi đó, thực tiễn của Thái Lan chỉ ra rằng, tính kết nối của hạ tầng giao thông là yếu tố thúc đẩy hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông của Việt Nam còn không ít hạn chế, yếu kém và đặt ra thách thức đối với phát triển bền vững của đất nước. Kết quả nghiên cứu mang lại những gợi ý chính sách đối với Việt Nam.
7. BÙI HOÀNG NGỌC, PHAN THỊ LIỆU VÀ NGUYỄN MINH HÀ
Mối quan hệ giữa tỷ lệ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp và lượng khí thải CO2 ở Việt Nam
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để khám phá tác động riêng lẻ và tác động kiểm soát của tỷ lệ đô thị hóa trong mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, giai đoạn 1986 - 2018. Kết quả ước lượng bằng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ và phương pháp phân tích biến đổi lệch pha (Wavelet coherence analysis) cho thấy ba điểm nổi bật: 1)Phát triển nông nghiệp vẫn là một nguyên nhân làm tăng lượng khi thải CO2; 2) Tăng tỷ lệ đô thị hóa cũng góp phần làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kinh; 3) Nếu tỷ lệ đô thị hóa cao, mà thu nhập bình quân đầu người được cải thiện thì tác động của tăng trưởng kinh tế đến lượng khi thải CO2 sẽ thay đổi theo chiều hướng có lợi cho chất lượng môi trường. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò của biến dẫn hướng và biến theo sau ở các miễn thời gian và miền tần số khác nhau. Do vậy, nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm lý thuyết và cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho kinh tế Việt Nam.
THÔNG TIN – THAM KHẢO
8. BÙI NGỌC SƠN
Kinh tế thế giới 2021 và triển vọng 2022: Một số hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết phân tích và đánh giá sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2021, mức độ những rủi ro mới xuất hiện và đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022, và một số hàm ý cho Việt Nam. Những điểm kết luận quan trọng bao gồm: 1) Nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh nhưng không đều trong năm 2021; 2) Bất chấp có nhiều rủi ro, nền kinh tế thế giới vẫn sẽ phục hồi trong năm 2022 dù mức tăng trưởng có thể bị sụt giảm do biến thể Omicron; 3) Việt Nam vẫn gặp thuận lợi nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2022, tuy nhiên để biến thuận lợi thành kết quả thực tế, Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra gói cứu trợ và phục hồi kinh tế.