Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2023

Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3 năm 2023

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC

1. TRẦN NGỌC MAI, NGUYỄN THỊ THANH BÌNH VÀ LÊ THU HIỀN

Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quốc gia CPTPP và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng của các quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nghiên cứu dùng phương pháp Phân tích bao dữ liệu (DEA) dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 16 năm từ 2000 đến 2015 bao gồm ba yếu tố đầu vào - vốn, lao động và năng lượng - và hai yếu tố đầu ra - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Carbon Dioxide (CO2). Kết quả của nghiên cứu sẽ hữu ích đối với các cơ quan của Việt Nam trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu quả năng lượng của các quốc gia CPTPP, qua đó xây dựng các chiến lược và chính sách phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả tiêu thụ năng lượng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

 

2. TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN VÀ VŨ THỊ HIỀN

Quy định thuế tối thiểu toàn cầu: Những tác động tới FDI và gợi ý chính sách đối với Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết phân tích một vài khía cạnh lý luận và chính sách can thiệp vào hệ thống thực phẩm của một quốc gia trên thế giới. Chính sách thực phẩm có thể được tiếp cận theo cấp ban hành từ địa phương đến toàn cầu và bởi một cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Từ đó đề xuất cách tiếp cận trong phân tích chính sách thực phẩm tại Việt Nam.

 

3. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

Chính sách thực phẩm của một số nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu áp dụng cho các công ty đa quốc gia là một trong những quy định điều chỉnh quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, bởi vì đó là một nhóm chính sách trọng tâm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bài viết, nhóm tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu tại bàn và tham vấn chuyên gia quốc tế và trong nước, các nhà lãnh đạo của một số bộ, ngành, tổ chức của Việt Nam nhằm hệ thống những đặc điểm của quy định này dự kiến áp dụng năm 2023 tại các quốc gia trên thế giới và phân tích một số tác động đến nền kinh tế, đặc biệt thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó nghiên cứu một số giải pháp đối với Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2030 nhằm đẩy mạnh cam kết tham gia luật chơi chung, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phối hợp đội ngũ nhân sự triển khai, phát triển các dự án mới, và xúc tiến đầu tư tại chỗ.

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ

4. HOÀNG HẢI HÀ

Điều chỉnh chiến lược an ninh của các nước lớn trong hai mươi năm đầu thế kỷ XXI

Tóm tắt: Bài viết làm rõ một số điều chỉnh cơ bản chiến lược an ninh và phát triển cơ bản của các nước lớn từ năm 2001 đến nay. Sự thay đổi tương quan sức mạnh nhanh chóng buộc tất cả các nước lớn phải thường xuyên điều chỉnh chiến lược an ninh và phát triển. Đây là điểm bất định chiến lược trong sự vận động phát triển của thế giới tin hiện đại, đưa đến sự vận động của môi trường quốc tế đa chiều và phức tạp dưới tác động của những hoạt động của cường quốc nhằm tối đa hoá lợi ích quốc gia.

 

VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP

5. TRẦN NGỌC HÀ VÀ NGUYỄN THỊ TƯỜNG ANH

Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối và khả năng áp dụng tại Việt Nam để cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ

Tóm tắt: Nghiên cứu này đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có hay không khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1996 đến 2013. Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm tác giả tiến hành tính toán chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (EMP) theo tháng. Trên cơ sở áp dụng hai phương pháp phổ biến của Kaminsky (2000) và Eichengreen (1994, 1996) và xem xét tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng công thức tính chỉ số EMP và ngưỡng EMP phù hợp hơn với Việt Nam. Kết quả cho thấy, Việt Nam đã trải qua một số cuộc khủng hoảng tiền tệ trong giai đoạn 1996-2013.

 

6. TRẦN PHƯƠNG MAI

Dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch: Vấn đề đặt ra từ kết quả đánh giá tác động tại Việt Nam

Tóm tắt: Dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch là một phần không thể tách rời trong nền kinh tế ban đêm. Nó đem lại những nguồn lợi rất lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, hoạt động kinh tế này đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, và cũng đang dần được định hình phát triển. Tuy nhiên, những tác động của dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch nói riêng và hoạt động kinh tế ban đêm nói chung cũng chưa thật sự được đánh giá một cách khách quan. Bài viết phân tích đặc trưng của dịch vụ lan đêm phục vụ khách du lịch, đồng thời phân tích tác động của dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch và đánh giá những tác động của các hoạt động này tại Việt Nam, từ đó, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm và đề xuất một vài kiến nghị liên quan.

 

7. NGUYỄN HOÀNG ANH TÚ

Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar giai đoạn 2011 - 2021

Tóm tắt: Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ đầu tư của Việt Nam với Myanmar từ năm 2011 đến năm 2021. Nghiên cứu cho thấy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia đã có nhiều điểm nhấn đáng chú ý. Myanmar là một trong những điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar hiện vẫn còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng bối cảnh quốc tế, dịch bệnh... và những bất ổn chính trị kéo dài tại Myanmar.

 

54 lượt xem