- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 4 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
1. LƯU NGỌC TRỊNH
Xu hướng “Thoái Trung” của các doanh nghiệp Nhật Bản gần đây và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Những năm gần đây, nhiều nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội đã ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Như nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác, các nhà đầu tư Nhật Bản đang có kế hoạch dịch chuyển hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ tới quốc gia hoặc khu vực khác, trong đó Việt Nam được xem là điểm đến hứa hẹn. Bài viết trình bày về hiện tượng rút lui này, hay còn gọi là hiện tượng “Thoái Trung”, phân tích nguyên nhân chủ yếu của nó. Đồng thời bài viết chi ra mục tiêu và định hưởng chính sách “Thoái Trung” gần đây của Chính phủ Nhật Bản. Phần cuối của bài viết lý giải lý do Việt Nam là điểm đến được các nhà đầu tư Nhật Bản ưu tiên cũng như những gì Việt Nam cần làm để tận dụng cơ hội này.
2. NGUYỄN HỒNG THU
Phát triển thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc
Tóm tắt: Số lượng người sử dụng internet ở nông thôn Trung Quốc tăng nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử ở khu vực này. Thông qua phát triển thương mại điện tử ở nông thôn, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công nhất định như: tăng thu nhập, cải thiện vị thế của nhóm yếu thế, khuyến khích tinh thần kinh doanh... Vì vậy, Trung Quốc đã sử dụng thương mại điện tử như một công cụ hỗ trợ chiến lược xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc. Tuy nhiên, thương mại điện tử ở nông thôn cũng đang phải đối mặt với một số thách thức về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics, nguồn nhân lực... Bài viết này phân tích các chính sách, chương trình phát triển thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua, đánh giá những thành tựu đạt được và chỉ ra những hạn chế thách thức hiện nay, qua đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy kinh tế tri thức ở một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Nền kinh tế tri thức của mọi quốc gia đều cần phải có một nguồn nhân lực đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tương ứng. Nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước khác. Mục tiêu của bài viết này là khảo sát kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho kinh tế tri thức tại Mỹ và Singapore. Bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
4. NGUYỄN LAN HƯƠNG
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong thời kỳ Covid-19
Tóm tắt: Thế giới đang phải làm quen với thực tế mới: Một mối đe dọa vô hình cướp đi vô số sinh mệnh, tiền của, kéo theo sự suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị và hoảng loạn xã hội, nhưng không thể giải quyết tình trạng này bằng các giải pháp quân sự. Thực tế mới cho thấy sự thất bại của chiến lược an ninh quốc gia của các nước nói chung và Mỹ nói riêng trong đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia. Nguyên nhân là do trong vài thập kỷ vừa qua, mô hình chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại của Mỹ đều dựa trên giả định ưu tiên chống lại các mối đe dọa quân sự là cạnh tranh quyền lực và chống khủng bố. Do đó, từ lăng kinh của cuộc khủng hoảng Covid-19, bài viết tìm hiểu xem đâu là những vấn đề tồn tại trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ trong bối cảnh bình thường mới, chỉ ra đâu là cơ sở cho các điều chỉnh chiến lược này và trên cơ sở đó, đưa ra một số đối sách cho Việt Nam.
5. NGUYỄN THỊ THU THỦY
Tác động của Covid-19 và giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam
Tóm tắt: Kinh tế Việt Nam đã và đang chịu tác động không nhỏ từ Đại dịch Covid- 19, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bài viết phân tích tác động của đại dịch đến hoạt động xuất khẩu của loại hình doanh nghiệp này. Nghiên cứu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu bị sụt giảm nhiều nhất trong đại dịch, mà những mặt hàng này phần lớn đều gắn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này chủ yếu do những yếu tố sau: đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thiếu hụt lao động và thị trường tiêu thụ thụ bị thu hẹp do dãn cách xã hội. Đại dịch cũng tác động tới khả năng tồn tại của loại hình doanh nghiệp này hoặc ít nhất là sẽ mất đi những đối tác truyền thống. Điều đổ đặt ra thách thức cho doanh nghiệp khi vượt qua đại dịch là tìm kiếm thị trường mới, lựa chọn những giải pháp phù hợp để cơ cấu lại sản xuất, chuỗi cung ứng và đổi mới công nghệ nhằm thích ứng với những củ sốc trong tương lai.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
6. TRẦN THỊ VÂN ANH
Đổi mới công nghệ trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam: Vấn đề và nguyên nhân
Tóm tắt: Căn cứ theo kết quả khảo sát tình hình sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010 - 2018, bài viết làm rõ thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến chế tạo. Từ đó chỉ ra các vấn đề tồn tại cũng như nguyên nhân, làm căn cứ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
THÔNG TIN
7. PHẠM THÁI QUỐC
Kinh tế Trung Quốc năm 2020