- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 4 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
KINH TẾ THẾ GIỚI - KHU VỰC
1. TRẦN THỊ HÀ
Chính sách thu hút nhân tài nước ngoài cho phát triển kinh tế của Singapore
Tóm tắt: Singapore cùng với ba nền kinh tế Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, và Hồng Công) là một trong “bốn con hổ” được Ngân hàng Thế giới ca ngợi là “phép màu Đông Á”. Nhiều công trình nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu động lực tăng trưởng của quốc gia này. Trong đó, nhân tố nổi bật đó là chính sách về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao (nhân tài), và các chính sách thu hút nhân tài người nước ngoài. Trong nghiên cứu này, các tác giả cố gắng làm rõ những trọng tâm trong chính sách thu hút nhân tài người nước ngoài của Singapore.
2. PHẠM QUANG CHÍNH
Phát triển nhân lực khoa học công nghệ ở Hàn Quốc: Thực trạng và chính sách
Tóm tắt: Hàn Quốc được xem là quốc gia thành công trong thu hút và đào tạo nhân lực KHCN nói riêng cũng như nhân lực chất lượng cao nói chung. Nhân lực KHCN đã đóng góp vào sự thành công trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc. Bài viết phân tích thực trạng phát triển nhân lực khoa học công nghệ tìm hiểu chính sách phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Hàn Quốc, từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá những ưu điểm, thành công trong chính sách phát triển nhân lực KHCN của Hàn Quốc.
3. LÊ THỊ THU HƯƠNG VÀ NGUYỄN THỊ HIỀN
Chính sách đổi mới sáng tạo của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tóm tắt: Đổi mới sáng tạo là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, cũng là xu thế tất yếu của Thái Lan. Bài viết phân tích thực trạng chính sách đổi mới sáng tạo của Thái Lan và đưa ra những đánh giá hạn chế trong thực hiện chính sách đổi mới sáng tạo của Thái Lan. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
CHÍNH TRỊ - AN NINH QUỐC TẾ
4. PHẠM THÁI QUỐC
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc và tác động
Tóm tắt: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc thể hiện trên nhiều khía cạnh, từ khu vực đến toàn cầu. Để cạnh tranh với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Mỹ thay đổi từ chiến lược “xoay trục” sang châu Á (từ năm 2011) sang thực hiện chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (từ năm 2017). Đặc biệt, Mỹ đã thành lập liên minh “Bộ tứ” gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để hình thành mối liên kết cùng kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ hiện đang ở trong cuộc cạnh tranh chiến lược gay gắt hơn trên nhiều phương diện kể từ khi Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại vào năm 2018. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc còn thể hiện rất rõ ở một số khu vực trên thế giới như: ở Đông Nam Á, ở khu vực nam Thái Bình Dương, ở khu vực Mỹ Latinh, ở Trung Đông, Cạnh tranh ở châu Phi, ở Bắc Cực... Bài viết đề cập tác động của Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đến cục diện thế giới cũng như đến Đông Nam Á.
VIỆT NAM - CẢI CÁCH VÀ HỘI NHẬP
5. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ
Hạ tầng giao thông phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam
Tóm tắt: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp vào phát triển bền vững. Mục tiêu chính của bài viết này là đề xuất các tiêu chỉ đánh giá và tinh chỉ số hạ tầng giao thông phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam. Các tính toán cho thấy, chỉ số về hạ tầng giao thông phục vụ bền vững chỉ đạt mức 0,4678 (nghĩa là chưa đến 50% so với ngưỡng một thể hiện theo hướng phát triển bền vững). Nghiên cứu này tập trung đề xuất các tiêu chí và xây dựng chỉ số tổng hợp nhằm phân tích, đánh giá hạ tầng giao thông phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.
6. TRẦN NGUYỄN KHÁNH HẢI
Tác động của cơ chế chính sách đến khởi nghiệp ở Việt Nam
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm kiểm định để đánh giá tác động của cơ chế chính sách đến sự tự tin về tính khả thi và ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các mối quan hệ này được thảo luận nhóm tập trung với hai nhóm sinh viên; Sau đó được kiểm chứng thông qua mẫu 408 sinh viên trên địa bàn TP. Hồ chí Minh. Kết quả cho thấy cơ chế chính sách tác động trực tiếp, cùng chiều đến ý định sự tự tin về tính khả thi và ý định khởi nghiệp của sinh viên. Đồng thời nghiên cứu này cũng cho thấy sự tự tin vào tính khả thi có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa cơ chế chính sách và ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định: Khi Chính phủ khuyến khích khởi nghiệp, nền kinh tế tạo nhiều cơ hội cho người khởi nghiệp, ngân hàng hỗ trợ vay vốn và chính sách Tin pháp luật minh bạch sẽ tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
7. LÊ VĂN TUYÊN
Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
Tóm tắt: Trong những năm qua, Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm các hiệp định song phương và các hiệp định trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong số đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết; Đây là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn chưa từng có với sự giao hòa đa dạng của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát triển. RCEP ra đời sẽ tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế cho Việt Nam khi tham gia vào hiệp định RCEP trong thời gian tới.
THÔNG TIN - THAM KHẢO
Những áp lực đối với chính sách lãi suất của FED và tác động